Band Niềng Răng Là Gì? Vì Sao Phải Gắn Band Niềng Răng?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi | Chuyên Khoa: Chỉnh hình Răng Hàm Mặt, Nha khoa Thẩm mỹ

Trong một vài trường hợp chỉnh nha thẩm mỹ, bác sĩ chỉ định bệnh nhân gắn band niềng răng khiến nhiều người tò mò không biết là gì? Vì sao phải sử dụng chúng trong quá trình chỉnh nha? Nếu bạn cũng đang thắc mắc câu hỏi này, hãy tìm hiểu ngay câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Gắn band niềng răng là gì? Tác dụng và đối tượng áp dụng

Band niềng răng hay có tên gọi khác là khâu niềng răng là một khí cụ chỉnh nha chuyên dụng được dùng phổ biến trong nhiều ca điều trị. Dưới đây là một vài thông tin bạn cần biết về band niềng răng:

Gắn band niềng răng là gì?

Gắn band trong niềng răng hay khâu niềng răng là quá trình sử dụng khâu niềng được làm từ kim loại có thiết kế tròn hoặc hơi vuông phù hợp với kích thước răng hàm người bệnh để làm nơi neo giữ, tạo lực giúp hệ thống mắc cài và dây cung trong quá trình chỉnh nha.

Band niềng răng được sử dụng hỗ trợ trong quá trình chỉnh nha
Band niềng răng được sử dụng hỗ trợ trong quá trình chỉnh nha

Công dụng của band niềng răng

Khâu niềng răng thường được gắn tại vị trí răng hàm trong, cụ thể là vị trí răng số 6 hoặc răng số 7 với mục đích như:

  • Tạo nơi neo giữ, điểm tạo lực cho hệ thống mắc cài và dây cung di chuyển răng về đúng vị trí mong muốn.
  • Tránh tình trạng bung mắc cài.
  • Hỗ trợ lực tác động lên răng, tiết kiệm thời gian điều trị.

Sử dụng khâu niềng răng trong quá trình điều trị giúp tiết kiệm thời gian chỉnh nha nhờ vào lực tác động mạnh, kéo răng di chuyển nhanh hơn so với thông thường. Vì vậy nên gắn khâu niềng cần đòi hỏi nhiều ở bác sĩ kinh nghiệm và chuyên môn để không gây tổn thương tới răng cũng như gây khó chịu cho người bệnh.

Những trường hợp phải gắn band niềng răng

Gắn band niềng răng không phải quá trình thoải mái đối với bệnh nhân chỉnh nha. Nó thường gây ra cảm giác đau buốt, ê nhức răng tại các vị trí đặt khâu tách kẽ trong thời gian đầu thực hiện. Bên cạnh đó, các vấn đề về vệ sinh răng miệng cũng cần cẩn thận hơn để tránh vi khuẩn phát triển, tích tụ mảng bám tại các điểm gắn khâu niềng.

Chính vì vậy, không phải ai chỉnh nha cũng cần thực hiện gắn band niềng nhằm hạn chế những tổn thương cũng như bất tiện không cần thiết khi niềng. Thông thường, các trường hợp gặp vấn đề phức tạp như nong hàm, cung lưỡi, cung khẩu cái, gắn mắc cài bị bong, răng lâm sàng ngắn,… sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện gắn khâu niềng.

Đối với các trường hợp chỉnh nha đơn giản, không có quá nhiều vấn đề phát sinh hay vấn đề về răng miệng, chỉ cần sử dụng các khí cụ cơ bản mắc cài và dây cung để di chuyển răng về đúng vị trí cho bệnh nhân.

Trường hợp vấn đề răng phức tạp sẽ được chỉ định sử dụng khâu niềng
Trường hợp vấn đề răng phức tạp sẽ được chỉ định sử dụng khâu niềng

Quy trình lắp band niềng răng chuẩn y khoa

Band niềng răng được thiết kế với cấu tạo cứng chắc, bao gồm:

  • Móc (Hook): Nằm ở phía mặt ngoài để gắn dây thun, lò xo.
  • Các ống (Tube): Nằm ở phía ở có mục đích luồn dây cung.
  • Ống nhỏ: Nằm ở dưới phần lưỡi để gắn khí cụ theo chỉ định và mục đích điều trị của bác sĩ.

Quy trình gắn khâu niềng chuẩn y khoa được thực hiện theo đầy đủ các bước như sau:

  • Bước 1 – Thăm khám sức khỏe răng miệng: Trước tiên quan trọng bạn cần tới thăm khám sức khỏe tại phòng khám nha khoa. Bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn. Trong trường hợp phát hiện các dấu hiệu bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị và tư vấn phương pháp đặt khâu niềng cho bạn.
  • Bước 2 – Vệ sinh khoang miệng: Bác sĩ tiến hành vệ sinh sạch sẽ khoang miệng cho bạn trước khi bắt đầu quá trình gắn band niềng răng.
  • Bước 3 – Đặt thun tách kẽ răng: Dựa vào tình trạng vị trí răng của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ quyết định có thực hiện bước này hay không. Quá trình thực hiện bác sĩ sử dụng thiết bị hỗ trợ và đặt thun tách kẽ vào các vị trí chỉ định. Quá trình đặt thun kéo dài khoảng 10 ngày. Cho tới khi xác định khoảng trống vừa đủ, bác sĩ sẽ thực hiện lấy thun tách kẽ ra.
  • Bước 4 – Thử khâu niềng: Trước khi bắt đầu gắn cố định khâu niềng, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thử quá khâu niềng. Khi này, bác sĩ sẽ lựa chọn khâu niềng có kích thước phù hợp với răng của bệnh nhân. Đồng thời, kiểm tra các vấn đề về kích thước, chiều cao của band niềng để đảm bảo sự phù hợp dành cho bệnh nhân điều trị.
  • Bước 5 – Gắn band niềng răng: Sau khi đã đảm bảo các tiêu chí phù hợp, bác sĩ sẽ thực hiện gắn band niềng răng vào đúng vị trí đã xác định từ trước.
  • Bước 6 – Hoàn thiện gắn các khí cụ chỉnh nha: Công đoạn cuối cùng sau khi đã gắn band niềng răng, bác sĩ sẽ hoàn thiện nốt hệ thống khí cụ và hướng dẫn bệnh nhân chăm sóc răng miệng. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ hẹn bạn lịch tái khám để kiểm tra lại xem band niềng răng và hệ thống khí cụ có gặp vấn đề gì không.

Giải đáp một số câu hỏi thường gặp về thủ thuật gắn band

Bên cạnh các thông tin về band niềng răng thì sau đây là tổng hợp một vài câu hỏi khác liên quan mà nhiều bệnh nhân thắc mắc được các chuyên gia tại Trung Tâm ViDental Brace giải đáp:

Không gắn band khi niềng được không?

Nhiều bệnh nhân khi điều trị chỉnh nha tìm hiểu thông tin về band niềng răng thường cảm thấy lo lắng rằng mình không gắn band trong quá trình niềng có được không, liệu có bị ảnh hưởng gì tới kết quả.

Như đã đề cập ở phần trên của bài viết, không phải tất cả các trường hợp niềng răng đều cần phải thực hiện gắn khâu niềng. Việc thực hiện gắn band sẽ tùy thuộc vào tình trạng răng của bạn.

Bác sĩ thường chỉ định thực hiện gắn khâu niềng trong các trường hợp gặp vấn đề phức tạp như nong hàm, cung lưỡi, cung khẩu cái, gắn mắc cài bị bong, răng lâm sàng ngắn,… Vì vậy, đừng quá lo lắng việc không gắn band khi niềng sẽ ảnh hưởng tới kết quả chỉnh nha. Hãy cứ lắng nghe và tuân thủ thật tốt theo phác đồ điều trị của bác sĩ để có kết quả tốt nhất.

Sau bao lâu được tháo khâu niềng răng?

Mục đích chính của việc gắn band niềng là để tạo nơi neo giữ, điểm tựa tạo lực kéo cho hệ thống và dây cung di chuyển răng về đúng với vị trí mong muốn. Điều này cũng đồng nghĩa band niềng sẽ đồng hành cùng bạn trong xuyên suốt quá trình chỉnh nha.

Bạn có thể chào tạm biệt và bác sĩ tháo khâu niềng răng khi hoàn tất quá trình chỉnh nha. Vì vậy chú ý chăm sóc, vệ sinh răng miệng cẩn thận trong khoảng thời gian này để hạn chế vi khuẩn phát triển gây ra các biến chứng không mong muốn.

Gắn band niềng răng có đau không? Có gây hại không?

“Gắn band niềng răng có đau không” là câu hỏi mà các chuyên gia tại Trung Tâm ViDental Brace nhận được rất nhiều từ các bệnh nhân đang điều trị. Theo các chuyên gia, lắp band niềng răng có đau không phụ thuộc vào từng bệnh nhân khi điều trị. Các yếu tố về tình trạng răng miệng, độ thưa giữa các răng hàm.

Trong trường hợp các răng hàm đã thưa, có khoảng cách lớn thì việc lắp band niềng răng không có nhiều khó khăn, quá trình thực hiện sẽ dễ dàng và nhanh chóng. Bệnh nhân lúc này cũng ít có các cảm giác khó chịu đau nhức răng.

Tuy nhiên, rất ít trường hợp thuận lợi như vậy trong quá trình thực hiện gắn khâu niềng bởi hầu hết răng hàm sát khít nhau. Chính vì vậy để thực hiện gắn khâu niềng bác sĩ cần trải qua bước trung gian đặt thun tách kẽ để tạo khoảng cách giữa các răng.

Đặt thun tách kẽ gây cảm giác đau nhức, tức răng
Đặt thun tách kẽ gây cảm giác đau nhức, tức răng

Thun tách kẽ có kích thước khoảng 1mm, hơi cứng được nhét vào kẽ răng để tách căng răng ra với nhau. Đặt thun tách kẽ khiến bạn có cảm giác tức răng, khó chịu, ê nhức khi ăn uống. Cảm giác này kéo dài từ 7 – 10 ngày hoặc lâu hơn tùy theo tình trạng răng miệng của bạn cũng như chỉ định của bác sĩ.

Khi khoảng cách các răng đã đủ theo kế hoạch, bác sĩ sẽ tiến hành lắp band niềng răng. Lúc này quá trình lắp band niềng sẽ dễ dàng và không còn gây ra cảm giác đau nhức, tức răng và khó chịu nữa. Quá trình này hoàn toàn không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng nên bạn đừng quá lo lắng.

Hàm răng thay đổi như thế nào khi gắn khâu?

Quá trình chỉnh cần thời gian khoảng 18 – 24 tháng để thấy được những hiệu quả. Vì vậy, thời gian đầu bạn sẽ rất khó có thể nhận ra được sự thay đổi của hàm răng.

Band niềng răng tạo lực khá mạnh lên răng nên thường sau 2 tháng, bạn có thể thấy được một vài sự dịch chuyển rõ ràng về vị trí các răng. Tuy nhiên, đừng quá chú tâm tới vấn đề này mỗi ngày, hãy cứ thực hiện và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, đảm bảo bạn sẽ nhận được hàm răng đẹp như mong muốn trong thời gian sớm nhất.

Một vài lưu ý sau khi lắp band chỉnh nha

Lắp band niềng răng đôi khi gây ra đau nhức răng và những sự khó chịu trong đời sống hàng ngày, để hạn chế tối đa điều này, bạn cần lưu ý tới một vài điểm dưới đây:

Chú ý chế độ dinh dưỡng

Thời gian đầu sau khi lắp band niềng răng bạn có thể cảm thấy đau nhức, tức răng và gặp khó khăn trong việc ăn uống. Khi này, những vị trí răng gắn khâu khá nhạy cảm, dễ bị tổn thương nếu hoạt động mạnh. Vì vậy sau khi lắp band chỉnh nha các bác sĩ luôn khuyến cáo cần chú ý tới việc lựa chọn thực phẩm để tránh tác động mạnh gây ra tổn thương cho răng.

Sau đây là những thẩm phẩm bạn có thể biết thêm chi tiết niềng răng kiêng ăn gì và bổ sung gì tốt nhất khi lắp band chỉnh nha:

  • Thực phẩm mềm, không dính: Đồ ăn mềm, nấu chín dễ dàng nhai, phù hợp với cường độ hoạt động của răng sẽ không gây áp lực lên các răng niềng, vừa an toàn và vừa không gây đau nhức răng sau khi lắp band niềng.
  • Nói không với các đồ uống có ga, đồ ăn nhanh và thực phẩm chứa chất kích thích: Chuyên gia khuyên răng sau khi lắp khâu niềng, bạn không nên tiêu thụ những đồ ăn nhanh, đồ uống có ga, đồ ngọt và đồ chứa chất kích thích bởi những thực phẩm này có nguy cơ tiềm tàng gây ra các bệnh về răng miệng, ảnh hưởng tới thời gian cũng như kết quả niềng. Lựa chọn tốt nhất là sử dụng nước lọc, vừa đảm bảo không gây hại cho răng và vừa giúp làm sạch khoang miệng hiệu quả.

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Ngoài vấn đề về dinh dưỡng, một điều bạn cũng cần chú trọng tới chính là về việc vệ sinh răng miệng.

  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng: Vệ sinh răng miệng ít nhất 3 lần/ngày sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Trong quá trình niềng răng, thức ăn rất dễ mắc vào mắc cài, nếu không vệ sinh sạch sẽ rất dễ tạo thành các mảng bám, tạo điều kiện vi khuẩn sinh sôi gây các vấn đề về răng.
  • Sử dụng sản phẩm vệ sinh răng miệng: Khi lắp band chỉnh nha, răng nhạy cảm hơn nên khi vệ sinh tác động mạnh tới răng sẽ gây cảm giác ê nhức, tức răng. Vì vậy nên bạn có thể xem xét tới các sản phẩm như nước súc miệng, tăm nước, bàn chải lông mềm,… trong quá trình vệ sinh răng miệng hàng ngày.

Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết, bạn sẽ có thêm những thông tin cần thiết về band niềng răng cũng như vấn đề niềng răng thường gặp. Nếu muốn tìm hiểu hoặc hỗ trợ tư vấn chuyên sâu về các vấn đề răng miệng, hãy liên hệ ngay Trung Tâm ViDental Brace để được cung cấp thông tin hữu ích từ cách chuyên gia đầu ngành với nhiều năm kinh nghiệm.

Tham khảo

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

5000+ Người đã thành công
hãy là người tiếp theo
Khách hàng trải nghiệm tại Viện niềng răng Vidental
Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Brace - Hà Nội: TT Tầng 3 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 963.000.804

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 963.000.804

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Brace - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 3 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Brace - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309