Niềng Răng Có Ăn Uống Bình Thường Được Không? Lưu Ý Gì?

Sau khi tháo niềng gương mặt bạn sẽ đẹp hơn trước rất nhiều. Tuy vậy, trước khi chỉnh nha hầu hết mọi người đều có băn khoăn: Niềng răng có ăn uống bình thường được không và cần lưu ý những gì? Sau đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc trên giúp bạn trong phần bài viết dưới đây.

Niềng răng có ăn uống bình thường được không theo từng giai đoạn?

Sau khi niềng răng, do các bộ phận trong miệng tiếp xúc như má, môi, nướu, lưỡi chưa thích ứng kịp với bộ khí cụ “lạ lẫm” mắc cài và dây cung sẽ khiến vướng víu, khó chịu, cộm khi ăn nhai, giao tiếp…Ngoài ra, một nguyên nhân gây đau nhức khác sau khi niềng răng có thể là do dây cung tác động lực sau gắn mắc cài. Những ngày đầu do chưa quen với lực kéo của dây cung, có thể sẽ bị đau, ê âm ỉ.

Niềng răng có ăn uống bình thường được không được nhiều người thắc mắc
Niềng răng có ăn uống bình thường được không được nhiều người thắc mắc

Tuy nhiên chỉ sau một vài tuần, khi đã quen dần sẽ thấy đeo mắc cài hoàn toàn bình thường, sẽ không còn cảm thấy đau nữa, việc ăn nhai trở nên thoải mái hơn. Tùy vào cơ địa cũng như độ nhạy cảm của răng, mà có người sau khi niềng răng sẽ thấy hơi đau, ê ở mức độ nhẹ, nhưng cũng có những người niềng răng nhưng không hề trải qua tình trạng đau nhức này.

Sau khi niềng răng, răng và hàm sẽ yếu hơn bình thường rất nhiều do mắc cài và dây cung bác sĩ nha khoa gắn ở răng để co kéo, điều chỉnh răng về vị trí đúng. Vì vậy không chỉ quan tâm việc vệ sinh răng miệng mà việc ăn uống cũng rất cần chú ý để tránh làm tổn thương cũng như gây đau đớn.

ĐỪNG BỎ QUA: Các Lưu Ý Khi Niềng Răng Quan Trọng Bạn Cần Biết

Trong 1 – 2 tuần đầu niềng răng có ăn uống bình thường được không?

Sau khi vừa gắn mắc cài và dây cung vào thân răng để dịch chuyển răng về vị trí mong muốn trên cung hàm theo phác đồ chỉnh nha của bác sĩ chúng ta vẫn còn đau nhức, đồng thời chưa quen với việc đeo niềng vì thế việc ăn uống gặp nhiều khó khăn hơn.

Một tuần đầu sau khi niềng răng và khoảng 2,3 ngày sau mỗi lần bác sỹ kiểm tra, xiết răng, răng chịu lực tác động mạnh nên thường sẽ có cảm giác căng tức. Món ăn cho người sau niềng răng tốt nhất nên đảm bảo các yếu tố: mềm, lỏng, ít mảnh vụn và đủ dinh dưỡng. Có thể lựa chọn các thực phẩm, món ăn như sau:

  • Các thực phẩm nên được chế biến từ sữa như: phô mai, bơ mềm các loại bánh và sữa, sữa chua…
  • Các món ăn làm từ trứng vì trong trứng có Vitamin D rất tốt cho răng miệng.
  • Sử dụng các loại bánh mỳ, bánh ngọt xốp mềm không rắc hạt, vừa ngon miệng và bổ dưỡng, lại có lợi cho cơ thể, không lo ảnh hưởng đến quá trình nhai khi mới niềng răng.
  • Các thực phẩm xốp, mềm như: Ngũ cốc, các loại mì, cơm nấu chín mềm,
  • Thức ăn được nấu, ninh chín, mềm như cháo, súp, bún, phở,…
  • Thịt nên được chế biến cẩn thận, mềm, nhỏ như thịt băm viên, thịt hầm, thịt gia cầm và hải sản.
  • Rau quả, các món luộc, hấp, đậu phụ, các món nghiền như khoai tây…
  • Trái cây: táo, chuối, nước ép trái cây, sinh tố, hoa quả.
  • Có thể dùng thêm các loại kem, sữa, chocolate, các loại bánh như brownies, cookies mềm.

Cần kiêng các đồ ăn cứng, dai, hoặc thức ăn nhiều mảnh vụn, thức ăn dễ bám vào răng; không sử dụng lực nhai quá mạnh tránh làm lệch mắc cài và gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng.

XEM CHI TIẾT: Hướng Dẫn Vệ Sinh Răng Niềng Đúng Cách

Cần tránh các thức ăn dai, cứng, dễ bám răng
Cần tránh các thức ăn dai, cứng, dễ bám răng

1 – 3 ngày sau khi thay chun và dây cung theo định kì

Một tháng hoặc 6 tuần bạn cần đến phòng khám để bác sĩ thay thun và dây cung. Mỗi lần như vậy, chúng ta thường cảm thấy đau nhức và ê răng, gặp một chút khó khăn về vấn đề ăn uống.

Tuy nhiên, bạn không cần lo lắng bởi đây là dấu hiệu tích cực; đau – chứng tỏ răng có sự thay đổi, dịch chuyển. Về vấn đề niềng răng có ăn uống bình thường được không trong giai đoạn này, cảm giác ê buốt, đau nhức sẽ gây ảnh hưởng đáng kể.

Qua 2 thời điểm trên bạn có thể ăn uống bình thường?

Mọi người thường lo lắng sau khi niềng răng bị đau nhức không thể ăn uống được, nhất là những bạn vốn đã gầy nhỏ. Trên thực tế, mọi người niềng răng không gặp khó khăn nào về việc ăn uống khi qua 2 thời điểm trên nếu được niềng răng đúng cách.

Niềng răng có thể khiến bạn sút cân từ 2 đến 6 kí – Điều này tùy thuộc vào cơ địa của từng người, có nhiều bạn bị sút cân, có bạn gần như không thay đổi về cân nặng trong suốt quá trình chỉnh nha.

Sau khi tháo niềng bạn có thể ăn uống “thoải mái hơn”

“Thoải mái” không chỉ theo nghĩa đen vì bạn được tháo mắc cài trong miệng. Mà, niềng răng là quá trình dịch chuyển những răng mọc lệch lạc về đúng vị trí “chuẩn” trên cung hàm, đảm bảo chức năng ăn nhai tốt nhất cho bệnh nhân. Vì vậy, bác sĩ thường khuyên nếu hàm răng của bạn đang gặp các vấn đề về khớp cắn, nên tiến hành chỉnh nha càng sớm càng tốt.

ĐỪNG BỎ QUA: Nguyên Nhân Răng Chạy Lại Sau Khi Tháo Niềng Do Đâu?

Sau khi tháo niềng sẽ có thể ăn uống dễ dàng, thoải mái hơn
Sau khi tháo niềng sẽ có thể ăn uống dễ dàng, thoải mái hơn

Chế độ ăn uống trong khi niềng răng theo lời khuyên của bác sĩ

Bạn cũng có thể cảm thấy đau hoặc cảm giác kích ứng xung quanh răng và nướu của bạn trong vài ngày đầu tiên. Nhưng sự khó khăn không đến từ việc đeo công cụ niềng răng mà đến từ việc bạn phải thực hiện kiêng khem rất nhiều món ăn khoái khẩu. Có một số loại đồ ăn hoàn toàn cần phải tránh sử dụng vì có thể gây ra mảng bám và giắt vào khay niềng.

  • Ưu tiên những thức ăn mềm, các món luộc hay hấp: Trong quá trình thực hiện chỉnh nha bạn nên ăn các thức ăn mềm, không cần sử dụng lực nhai quá nhiều như cháo, súp, cơm mềm, bánh mì mềm.
  • Ăn các thức ăn tốt cho sức khỏe răng miệng: Trong thực đơn hàng ngày, bạn nên thường xuyên sử dụng các món ăn làm từ trứng, sữa để cung cấp đủ chất protein, vitamin D, canxi và các khoáng chất tốt cho răng. Đồng thời các món ăn này khá mềm, dễ nhai. Các loại rau xanh cũng rất tốt cho người đang thực hiện chỉnh nha.
  • Luôn cắt nhỏ thức ăn trước khi dùng: Trong thời gian niềng răng ngoài việc tránh những đồ ăn cứng, quá dai, thức ăn dễ bám vào răng; một trong những điều bạn cần ghi nhớ là luôn cắt nhỏ thức ăn trước khi dùng.
  • Tránh ăn đồ ăn ngọt, thức ăn có nhiều tinh bột và đường: Khi ăn các thức ăn này nếu như không vệ sinh răng miệng cẩn thận bạn có thể gặp phải các bệnh lý về răng miệng, ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả của quá trình chỉnh nha.
  • Những thực phẩm không nên ăn trong quá trình niềng răng: Các đồ ăn cứng, thực phẩm dai như các loại bánh mì có vỏ cứng, bánh dày,… hay thực vật có độ độ giòn cao như là bỏng ngô, khoai tây chiên, kẹo cứng,… thực phẩm dính như kẹo caramel, kẹo cao su,… hoặc thức ăn cứng như kẹo cứng và các loại hạt. Ngoài ra cũng cần hạn chế hững thực phẩm khi ăn cần phải cắn răng vào như bắp ngô, cà rốt, xương sườn, cánh gà, táo.
Tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ ăn uống khi niềng răng
Tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ ăn uống khi niềng răng

Phải làm gì nếu dây trên mắc cài của bạn bị lỏng? Ăn uống đau đớn?

Trong thời gian bạn niềng răng, bạn sẽ cần thăm khám định kỳ với bác sĩ chỉnh răng để điều chỉnh niềng răng của bạn. Các vấn đề khác có thể xảy ra giữa các điều chỉnh thường xuyên, như dây hoặc băng bị lỏng hoặc đứt.

Điều này có thể xảy ra khi:

  • Ăn thức ăn dính hoặc giòn.
  • Xỉa vào niềng răng của bạn.
  • Bị thương ở miệng

Nếu bạn có bất kỳ vấn đề nào với niềng răng, hãy đặt lịch hẹn với bác sĩ chỉnh nha ngay lập tức. Mọi sự chủ quan và trì hoãn sửa chữa có thể có khả năng làm chậm thời gian điều trị của bạn.

Không nên kéo hoặc cố gắng bẻ cong khung niềng. Bạn có thể gây ra thương tổn lớn đối với hàm răng của mình. Thay vào đó, đặt một miếng bông ướt hoặc sáp chỉnh nha lên cạnh sắc cho đến khi bạn có thể gặp nha sĩ hoặc bác sĩ chỉnh nha.

Bạn nên duy trì thói quen chăm sóc tốt trong khi đeo niềng răng là điều đầu tiên để bảo vệ sức khỏe của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn đánh răng ít nhất ba lần một ngày, tốt nhất là sau mỗi bữa ăn, sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm. 

Hãy chú ý hơn đến khoảng trống xung quanh niềng răng của bạn và loại bỏ tất cả những phần thức ăn bị giắt. Sử dụng chỉ tơ nha khoa để làm sạch giữa răng của bạn và để loại bỏ các hạt thức ăn từ giữa niềng răng và dây cài.

Bạn cũng nên tìm tới nha sĩ để làm sạch và kiểm tra thường xuyên, nha sĩ cũng có thể khuyên bạn nên sử dụng nước súc miệng có fluor để giúp răng chắc khỏe và giảm nguy cơ sâu răng. Học các kỹ thuật nhai khác nhau cũng có thể ngăn ngừa ảnh hưởng tới niềng răng. Thay vì nhai thức ăn bằng răng cửa của bạn, có thể dễ dàng nhai bằng răng hàm.

Như vậy trên đây đã giải đáp chi tiết câu hỏi niềng răng có ăn uống bình thường được không và nên xây dựng chế độ dinh dưỡng ra sao, lưu ý gì suốt quá trình chỉnh nha. Để hạn chế đau đớn và có thể thoải mái ăn uống, hãy đến với ViDental Brace để được cung cấp dịch vụ niềng răng toàn diện, hiệu quả nhất.

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

5000+ Người đã thành công
hãy là người tiếp theo
Khách hàng trải nghiệm tại Viện niềng răng Vidental
Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Brace - Hà Nội: TT Tầng 3 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 963.000.804

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 963.000.804

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Brace - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 3 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Brace - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309