[Giải Đáp] Niềng Răng Kiêng Ăn Gì?

Niềng răng là phương pháp khắc phục những khuyết điểm của răng, tăng tính thẩm mỹ và đảm bảo khả năng ăn nhai như bình thường. Tuy nhiên trong quá trình chỉnh nha, bạn cần đeo khí cụ chuyên dụng, đồng thời chịu lực siết của dây cung, mắc cài nên ở giai đoạn đầu, vấn đề ăn uống bị hạn chế. Bên cạnh đó, bạn cũng phải cẩn thận để không ảnh hưởng đến kết quả niềng về sau. Vậy theo các chuyên gia niềng răng kiêng ăn gì và bổ sung gì là tốt nhất? Nội dung dưới đây sẽ giúp giải đáp thắc mắc này, đồng thời đưa ra những lưu ý quan trọng khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người chỉnh nha.

Mới niềng răng kiêng ăn gì để tránh gây hại?

Bên cạnh cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng thì chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chỉnh nha. Ban đầu khoang miệng chưa quen với sự xuất hiện của các khí cụ nha khoa, thêm vào đó, mắc cài và dây cung siết chặt nên khả năng ăn nhai của răng giảm đáng kể. Đặc biệt nếu bạn ăn uống không kiêng khem cũng khiến răng bị ố vàng, dễ lung lay và các răng khó có thể dịch chuyển về đúng vị trí như mong muốn.

Vậy trong quá trình niềng răng kiêng ăn gì để tránh răng ê buốt, đau nhức khó chịu?

Niềng răng kiêng ăn gì – Thực phẩm cứng

Thực phẩm cứng là cái tên đầu tiên trong danh sách những món ăn người niềng răng cần tránh. Bởi vì thực phẩm này cần dùng lực mạnh để nhai, cắn, nghiền nát, trong khi đó người mới đeo niềng có lực nhai khá yếu, cộng thêm sự cản trở của các khí cụ trong miệng nên dễ làm bung mắc cài. Những trường hợp nghiêm trọng hơn còn làm vỡ mắc cài, cản trở hiệu quả chỉnh nha.

Nếu không muốn bị những ảnh hưởng tiêu cực, giảm kết quả niềng răng, bạn cần kiêng các loại kẹo cứng, các loại hạt, khoai tây chiên, sườn, chân gà,…

Thực phẩm cứng là giải đáp cho thắc mắc niềng răng kiêng ăn gì
Thực phẩm cứng là giải đáp cho thắc mắc niềng răng kiêng ăn gì

Thức ăn quá dai và dính

Nếu thắc mắc niềng răng kiêng ăn gì, thức ăn dai và có độ bám dính cao chính là câu trả lời cho bạn. Trong quá trình đeo niềng, các răng chịu lực siết mạnh, đồng thời đang dần dịch chuyển về vị trí mong muốn nên khả năng ăn nhai không được đảm bảo, sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực nếu lực nhai quá mạnh. Một số trường hợp ăn thức ăn quá dai bị bung mắc cài, đồng thời thực phẩm có độ bám dính sẽ khó để loại bỏ hoàn toàn khi vệ sinh răng miệng, khi đó chúng tạo thành mảng bám, thuận lợi để vi khuẩn phát triển, gây hại cho răng.

Chính vì điều này, các bác sĩ khuyên rằng người chỉnh nha phải kiêng pizza, bánh nếp, bánh dày, bánh chưng, kẹo dẻo, kẹo gummy để hạn chế hiện tượng bung mắc cài hoặc ảnh hưởng đến quá trình niềng răng.

Niềng răng kiêng ăn gì – Thực phẩm quá lạnh hoặc nóng

Thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng chính là tác nhân khiến răng ê buốt, bị bào mòn và dễ hư hỏng, đặc biệt đối với những ai đang trong quá trình niềng răng. Các chuyên gia cho biết, nhóm thực phẩm này sẽ tác động đến dây cung, mắc cài, gây ra hiện tượng co lại hoặc giãn nở khiến khí cụ dễ dàng rơi ra khỏi răng. Khi đó bạn cần đến nha khoa để gắn lại, tốn thời gian, chi phí, đặc biệt làm giảm kết quả niềng răng. Do đó nếu đang trong quá trình chỉnh nha, nên tránh nhai đá lạnh, ăn kem hoặc ăn những thực phẩm quá nóng, nhiệt độ quá cao.

Thức ăn nhiều đường và axit

Theo các chuyên gia, nhóm thực phẩm chế biến sẵn, nhiều đường cũng tác động tiêu cực đến quá trình niềng răng, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Món ăn nhiều đường thường có độ bám dính cao, những mảnh vụn dễ bám vào mắc cài, bạn không thể lọa bỏ hết. Khi đó vi khuẩn sẽ hình thành, tấn công gây bệnh sâu răng hoặc những bệnh lý răng miệng khác. Bên cạnh đó, những thực phẩm nhiều axit khiến răng ê buốt, về lâu dài còn bào mòn men răng, lúc này hàm răng yếu hơn, không đảm bảo được khả năng ăn nhai.

Người niềng răng nên kiêng thức ăn nhiều axit
Người niềng răng nên kiêng thức ăn nhiều axit

Bởi vậy, thức ăn nhiều đường và axit chính là câu trả lời cho thắc mắc niềng răng kiêng ăn gì. Nếu đang trong quá trình chỉnh nha, hãy hạn chế ăn bánh kẹo ngọt, chanh, dưa cà muối, kim chi,…

Đồ uống có màu đậm

Bên cạnh món ăn, các loại đồ uống nào không tốt cho răng cũng là vấn đề được nhiều bạn cần quan tâm. Việc thường xuyên dung nạp những thức uống có màu đậm sẽ ảnh hưởng đến men răng, làm thay đổi màu sắc khiến răng xỉn màu, ố vàng, thậm chí dây cung, mắc cài cũng bị chuyển đen, vô cùng mất thẩm mỹ.

Ngoài ra, các bác sĩ còn cho biết, các loại đồ uống này cũng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng. Đó chính là lý do bạn nên hạn chế nước ngọt có gas, có màu đậm hoặc cà phê, kể cả khi có niềng răng hay không.

Xem thêm: Niềng răng nên ăn gì? Để đạt hiệu quả tốt

Lưu ý khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người niềng răng

Lựa chọn thực phẩm phù hợp trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày vô cùng quan trọng, đặc biệt với người mới niềng răng. Ngoài ra, trong quá trình chỉnh nha, bạn cần chú ý đến một số thói quen ăn uống tốt để không ảnh hưởng đến kết quả niềng về sau:

  • Ưu tiên chế biến món ăn thật mềm như hấp, luộc, hầm, ninh nhừ để dễ dàng ăn nhai, không gây hại cho mắc cài và răng.
  • Dù răng bạn có đang bị đau nhức, ê buốt, khó chịu hay không, cũng nên cắt nhỏ thức ăn trước khi ăn, đồng thời ăn chậm, nhai kỹ để tránh tình trạng mắc cài và dây cung bị bung ra và phòng ngừa các bệnh lý về đường tiêu hóa.
  • Một số người có suy nghĩ nuốt chửng thức ăn thay vì nhai để không ảnh hưởng đến khí cụ nha khoa. Đây là suy nghĩ sai lầm vì hoạt động này sẽ khiến cơ hàm ít hoạt động, tăng nguy cơ bị hóp mà, đồng thời còn tạo nhiều áp lực cho dạ dày, đường ruột.
  • Tuyệt đối không được dùng răng cắn vật dụng khác như nắp chai, nắp lon nước ngọt để tránh làm hỏng khí cụ niềng và ảnh hưởng xấu đến răng.
  • Phần lớn những người niềng răng bị đau nhức khó chịu, không có cảm giác thèm ăn, thường xuyên bỏ ăn dẫn đến suy nhược, sụt cân nhanh, ảnh hưởng đến sức khỏe. Bởi vậy bạn cần chú ý xây dựng thực đơn ăn uống cân bằng dinh dưỡng, đảm bảo cơ thể được bổ sung đủ chất, đủ năng lượng.
  • Sau khi ăn uống cần chú ý vệ sinh răng miệng thật sạch để tránh thức ăn bám vào răng, mắc cài gây hôi miệng hay các bệnh lý răng miệng khác. Đặc biệt với người chỉnh nha cần ưu tiên sử dụng máy tăm nước, chỉ nha khoa để mảng bám được loại bỏ hoàn toàn mà không tác động nhiều đến dây cung hay mắc cài.
  • Trong quá trình niềng, cần thăm khám đúng theo lịch hẹn để bác sĩ điều chỉnh lực siết mắc cài, kiểm tra sự dịch chuyển của răng và xử lý những vấn đề bất thường nếu có.
Chú ý tái khám với bác sĩ trong quá trình niềng răng
Chú ý tái khám với bác sĩ trong quá trình niềng răng

Một số câu hỏi liên quan đến thực đơn của người niềng răng

Trong quá trình chỉnh nha có ăn uống bình thường được không là thắc mắc của hầu hết tất cả mọi người. Bởi lẽ lúc này răng được gắn khí cụ, cản trở hoạt động ăn nhai, thêm vào đó khi ăn những thực phẩm không phù hợp sẽ tác động đến kết quả niềng răng về sau. Dưới đây là một số câu hỏi của những người chỉnh nha và giải đáp chi tiết nhất về vấn đề ăn uống sau niềng răng:

Người niềng răng bao lâu thì được ăn uống bình thường?

Do ảnh hưởng của dây cung, mắc cài hoặc khay niềng mà thời gian đầu, khả năng ăn nhai của bạn bị giảm đáng kể. Lúc này bạn cần kiêng khem nhiều loại thực phẩm, thậm chí chỉ có thể ăn cháo, súp liên tục. Tuy nhiên bạn không cần lo lắng vì nếu bác sĩ có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm và xử lý hệ thống mắc cài, dây cung tốt thì chỉ sau khoảng 5 ngày là bạn đã có thể ăn uống bình thường.

Một số trường hợp bác sĩ không khéo léo, tay nghề còn kém gắn mắc cài lỏng lẻo hoặc siết quá chặt thì răng sẽ bị ê ẩm, đau nhức kéo dài nhiều ngày, khi đó bạn có thể phải kiêng khem từ 7 – 10 ngày trước khi ăn uống như bình thường.

Niềng răng có ăn được bánh mì hay không?

Bánh mì là món ăn yêu thích của nhiều người, tuy nhiên đặc điểm của nó là dai, giòn, cần dùng lực để cắn xé trước khi nhai và nuốt. Đối với trường hợp chỉnh nha sẽ gặp khó khăn khi ăn bánh mì vì mắc cài, dây cung gây vướng víu, thêm vào đó răng và xương hàm lúc này khá yếu, nếu cố gắng nhai bánh mì sẽ khiến răng dễ lung lay, tăng cảm giác đau nhức khó chịu hơn, bởi vậy các nha sĩ không khuyến khích bạn ăn bánh mì ở giai đoạn này.

Nếu muốn ăn thực phẩm này, tốt nhất nên cắt nhỏ bánh thành từng miếng hoặc ưu tiên ăn loại bánh mì mềm để giảm tác động đến răng cửa, không gây cản trở quá trình niềng răng. Ngoài ra, sau khi ăn hãy chú ý vệ sinh răng miệng thật kỹ, tránh để vụn bánh mì bám dính vào răng, kẽ hở cửa mắc cài gây ra các bệnh lý về răng.

Nhiều người thắc mắc niềng răng có ăn được bánh mì hay không
Nhiều người thắc mắc niềng răng có ăn được bánh mì hay không

Người niềng răng ăn được cơm không?

Khi nhắc đến vấn đề niềng răng kiêng ăn gì, nhiều người băn khoăn liệu niềng răng có ăn cơm được không. Các bác sĩ cho biết, tùy từng trường hợp với cơ địa cũng như quá trình gắn mắc cài của bác sĩ khác nhau mà thời gian ăn được cơm cũng không giống nhau, từ một vài ngày đến một tuần.

Tuy nhiên cần chú ý những ngày đầu sau niềng răng sẽ gây cảm giác đau nhức khó chịu, bạn nên hạn chế ăn cơm, thay vào đó là những món mềm, dạng lỏng như cháo, súp để tránh việc răng phải nhai quá nhiều. Đến khi không còn đau buốt, ê răng, bạn có thể ăn cơm bình thường.

Niềng răng uống bia có được không?

Chúng ta đều biết những loại đồ uống có cồn như rượu bia đều không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt bia có thể bào mòn men răng, tăng nguy cơ răng bị ố vàng nếu không được vệ sinh cẩn thận, làm mất tính thẩm mỹ. Nếu thường xuyên uống bia trong thời gian dài, răng của bạn sẽ trở nên ê buốt, nhạy cảm hơn, đặc biệt còn gây ra nhiều bệnh lý và ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha về sau. Bởi vậy trong quá trình niềng răng, cần hạn chế, thậm chí tránh xa thức uống này.

Chú ý đến vấn đề niềng răng kiêng ăn gì và cần bổ sung gì vô cùng quan trọng vì nó tác động trực tiếp đến quá trình chỉnh nha cũng như sức khỏe răng miệng của bạn. Mong răng thông qua nội dung được chia sẻ ở bài viết này, bạn đọc đã biết xây dựng thực đơn dinh dưỡng khoa học, lành mạnh tránh suy nhược cơ thể, hạn chế tình trạng ê buốt, đau nhức cho răng, đảm bảo quá trình niềng răng đạt kết quả cao nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

5000+ Người đã thành công
hãy là người tiếp theo
Khách hàng trải nghiệm tại Viện niềng răng Vidental
Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Brace - Hà Nội: TT Tầng 3 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 963.000.804

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 963.000.804

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Brace - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 3 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Brace - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309