Răng Hô Nhẹ

Đã được tư vấn chuyên môn bởi | Chuyên Khoa: Chỉnh hình Răng Hàm Mặt, Nha khoa Thẩm mỹ

Răng hô là một khuyết điểm nha khoa phổ biến, tác động tiêu cực đến thẩm mỹ của khuôn mặt. Tuy nhiên, trong khi răng hô từ vừa đến nặng có thể dễ dàng quan sát được bằng mắt thường, răng hô nhẹ lại có phần khó nhận biết. Vậy làm thế nào để nhận biết tình trạng này cũng như giải quyết một cách hiệu quả?

Răng hô nhẹ là gì? Cách nhận biết ra sao?

Răng hô là một trường hợp sai lệch khớp cắn, trong đó khớp hàm trên bị chìa ra ngoài so với khớp cắn tiêu chuẩn. Răng hô thường được phân thành 3 loại: Hô do răng, hô do xương, răng hô do cả răng và xương.

Răng hô nhẹ là một cấp độ của tình trạng răng hô, đa phần thuộc vào nhóm hô do răng. Đây là tình trạng các răng hàm trên mọc chìa về phía trước một góc khoảng 20 - 30 độ so với răng hàm dưới. Rất khó nhận thấy tình trạng răng hô nhẹ bằng mắt thường hoặc quan sát không kỹ.

Răng hô nhẹ có thể rất khó nhận biết bằng mắt thường
Răng hô nhẹ có thể rất khó nhận biết bằng mắt thường

Để nhận biết răng có bị hô nhẹ không, bạn có thể quan sát hàm răng của mình từ góc nghiêng. Răng có thể bị hô nhẹ nếu nhóm răng cửa hàm trên thay vì mọc thẳng mà lại mọc chìa ra ngoài. Ngoài ra, nếu răng hàm dưới mọc theo phương thẳng nhưng răng hàm trên mọc chìa ra ngoài thì cũng có khả năng bạn bị răng hô nhẹ.

Cần lưu ý rằng, tình trạng răng hô nhẹ rất khó nhận biết chỉ bằng mắt thường và vẫn có tình trạng hô do xương hàm mức độ nhẹ. Chính vì vậy, bạn nên đến các cơ sở nha khoa để được đánh giá chính xác nhất.

XEM THÊM: Cách Nhận Biết Khớp Cắn Hở - Liệu Có Giống Bị Hô Nhẹ?

Có những nguyên nhân gây ra răng hô nhẹ?

Răng hô nhẹ do nhiều yếu tố khác nhau hình thành. Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng răng hô nhẹ có thể kể đến là:

Di truyền hoặc bẩm sinh

Đa phần các trường hợp bị răng vẩu nhẹ đều có cha mẹ hay ông bà có khuyết điểm tương tự cho dù đã được điều trị. Nói cách khác, nếu thế hệ trước có người bị răng hô, khả năng cao các thế hệ sau cũng gặp phải vấn đề tương tự.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp trẻ bị hô nhẹ mà không phải do di truyền từ người lớn trong gia đình. Trong quá trình phát triển xương hàm và mọc răng, răng hàm trên có thể phát triển vượt trội hơn các răng khác hoặc sự chênh lệch giữa mức độ phát triển giữa hai hàm, dẫn đến việc răng mọc lệch ra bên ngoài.

Trẻ bị các bệnh về hô hấp bẩm sinh cũng có khả năng hình thành tình trạng răng hô nhẹ. Điều này là bởi các bệnh hô hấp theo thời gian sẽ gây khó khăn khi thở, đặc biệt trong giấc ngủ, dẫn đến thói quen thở bằng miệng làm tăng nguy cơ răng hô.

Các thói quen không tốt

Một số thói quen tưởng chừng như vô hại nhưng lại là nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng răng hô nhẹ. Những thói quen không tốt trong thời thơ ấu như: Ngậm ti giả quá lâu, mút ngón tay, đẩy lưỡi,… đều góp phần hình thành tình trạng răng hô ở các giai đoạn sau này.

Không chỉ những thói quen trong thời thơ ấu, những thói quen hiện tại cũng có thể khiến bạn bị hô hoặc vẩu nhẹ. Các thói quen ở trẻ nhỏ như thở bằng miệng, nghiến răng, ngủ hở miệng, ngáy, đẩy lưỡi khi nhai nuốt thức ăn,… cũng đều tác động lực nhất định lên răng, gây ra tình trạng răng vẩu ở cấp độ nhẹ.

ĐỌC THÊM: Răng Hô Nặng Là Thế Nào? Nguyên Nhân Dẫn Tới Răng Hô Nặng

Các thói quen xấu có thể dẫn đến hô nhẹ ở trẻ nhỏ
Các thói quen xấu có thể dẫn đến hô nhẹ ở trẻ nhỏ

Tình trạng răng hô nhẹ có ảnh hưởng tiêu cực gì không?

Vì răng hô nhẹ không dễ quan sát được bằng mắt thường, không gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt, nhiều người có xu hướng chủ quan trước khuyết điểm này. Tuy nhiên, răng hô nhẹ có thể biến chứng nghiêm trọng và gây ra những ảnh hưởng tiêu cực nếu không được chữa trị kịp thời.

Dưới đây là những tác hại mà tình trạng răng hô nhẹ có thể tạo ra:

  • Làm giảm tính thẩm mỹ, gây ra sự mất cân đối trên gương mặt: Răng hô nhẹ khi phát triển nặng sẽ được biểu hiện ngày càng rõ ràng, gây ra các vấn đề như mặt lệch. Điều này làm giảm sự tự tin của cá nhân  và khiến họ đánh mất những cơ hội khác trong cuộc sống.
  • Giảm chức năng ăn nhai của hai hàm: Khi hai hàm ở vị trí lệch nhau, lực tác động sẽ phân bố không đều lên hai hàm, ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng ăn và nhai của hai hàm. Điều này là nguyên nhân gián tiếp gây ra một số vấn đề về tiêu hoá bởi thức ăn có thể không được xử lý sạch sẽ ở khoang miệng trước khi đi vào dạ dày.
  • Sai lệch khớp, đau khớp và rối loạn khớp thái dương hàm: Về bản chất, răng hô nhẹ là tình trạng sai lệch khớp và nếu không được điều trị kịp thời sai lệch khớp sẽ ngày càng nghiêm trọng. Điều này dẫn đến các hệ quả như đau mỏi khớp và các bệnh lý liên quan đến khớp thái dương hàm.
  • Răng suy yếu: Lực ăn nhai không đồng đều giữa hai hàm sẽ tác động tiêu cực đến răng, cụ thể, răng suy yếu, thậm chí, có thể dẫn đến tình trạng nứt vỡ răng. Răng cũng trở nên nhạy cảm hơn, gây ra các hiện tượng ê buốt, đau nhức, chảy máu chân răng,...
  • Khó khăn trong vệ sinh răng miệng: Răng cửa chìa ra ngoài dẫn đến việc khó tiếp cận một số răng ở phía trong và răng ở hàm dưới khi đánh răng. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gián tiếp gây ra một số bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, hôi miệng,...

Hô nhẹ hay nặng đều ảnh hưởng tiêu cực đến người bệnh
Hô nhẹ hay nặng đều ảnh hưởng tiêu cực đến người bệnh

Có những phương pháp điều trị răng hô nhẹ nào hiệu quả?

Xem xét những tác hại của răng hô nhẹ khi biến chứng, việc điều trị dứt điểm khiếm khuyết nha khoa này là điều cần thiết nhằm hạn chế các tình huống không mong muốn phát sinh. Điều trị răng hô nhẹ không quá khó khăn như các tình trạng răng hô từ vừa đến nặng.

Hiện nay, 3 phương pháp điều trị hô mức độ nhẹ được ứng dụng rộng rãi bao gồm: Mài răng hô nhẹ, bọc răng sứ và niềng răng hô. Dưới đây là những thông tin cơ bản về 3 phương pháp khắc phục tình trạng này:

Mài răng hô nhẹ

Đối với những trường hợp răng cửa mọc chìa ra ngoài một chút gây ra tình trạng răng hô nhẹ, các bác sĩ sẽ chỉ định mài răng. Mài răng hô nhẹ bao gồm việc mài mòn lớp men răng bị chìa ra bên ngoài nhằm trả lại khớp cắn tiêu chuẩn cho răng.

Việc mài răng hô nhẹ là biện pháp điều chỉnh nhanh chóng và tiết kiệm nhưng phải được đảm bảo tuyệt đối bởi bác sĩ thực hiện. Độ dày an toàn được phép mài của lớp men răng là từ 0.3 - 0.6 mm để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho răng. Điều này yêu cầu người thực hiện phải có tay nghề vững chắc và kinh nghiệm dày dặn cũng như sự tập trung cao độ xuyên suốt quá trình thực hiện mài răng.

Tuy nhiên, mài răng hô không phải biện pháp có tính hiệu chỉnh cao. Mài răng có nhiều điểm hạn chế, chỉ phù hợp với những trường hợp hô bị răng cửa trong khoảng 2mm bởi độ dày được phép mài tương đối hạn chế. Bên cạnh đó, nếu mài không cẩn thận, có thể xảy ra những tình huống không mong đợi như cấu trúc bên trong răng có thể bị ảnh hưởng, gây ra các vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng sau này.

Mài răng chỉ áp dụng cho các tình răng hô răng nhẹ
Mài răng chỉ áp dụng cho các tình răng hô răng nhẹ

Niềng răng hô nhẹ

Trên thực tế, nhiều người nhận định rằng, phương pháp này chỉ có thể ứng dụng với trường hợp răng hô từ trung bình đến nặng, tuy nhiên, điều này là không đúng. Biện pháp phổ biến nhất hiện nay đối với các trường hợp răng hô nói chung và răng hô nhẹ nói riêng là niềng răng.

Niềng răng bao gồm việc sử dụng các dụng cụ chuyên dụng, tác động lực lên răng để điều chỉnh răng và xương hàm về vị trí mong muốn, tạo ra khớp cắn chuẩn. Niềng răng góp phần thay đổi hướng răng mọc và cấu trúc xương hàm của người được can thiệp, do đó, tạo ra những thay đổi nhất định trên gương mặt của họ.

Hiện nay có nhiều phương pháp niềng răng khác nhau, phù hợp với nhiều yêu cầu và điều kiện khác nhau, mang đến đa dạng sự lựa chọn cho những người có nhu cầu niềng răng trị răng hô nhẹ. Các kỹ thuật niềng răng thẩm mỹ có thể phân loại thành 2 nhóm chính: Gắn mắc cài và không sử dụng mắc cài:

  • Với niềng răng mắc cài, có nhiều hình thức và loại mắc cài để bạn lựa chọn như: Kim loại thường/khóa tự buộc, sứ thường/khóa tự đóng, kim loại gắn mặt trong,...
  • Với chỉnh nha không mắc cài sẽ sử dụng hệ thống khay niềng nhựa trong suốt đến từ các thương hiệu nổi tiếng thế giới như: Invisalign, 3D clear, ClearCorrect, Ortho clear,...

Niềng răng hô nhẹ là biện pháp được đánh giá là an toàn và hiệu quả, đồng thời, là phương pháp cơ bản truyền thống nhất trong can thiệp điều trị răng hô nhẹ. Tuy nhiên, đây không phải là biện pháp có hiệu quả tức thì, cụ thể, người được điều trị phải đeo niềng răng trong khoảng 12 - 24 tháng để chấm dứt hoàn toàn tình trạng răng hô. Bên cạnh đó, chi phí niềng răng cũng tương đối cao, tạo ra áp lực kinh tế cho những ai có nhu cầu niềng răng trị hô nhẹ.

Niềng răng - Phương pháp hiệu quả nhất cho các tình trạng hô nhẹ
Niềng răng - Phương pháp hiệu quả nhất cho các tình trạng hô nhẹ

Bọc răng sứ

Bọc răng sứ là một kỹ thuật hiện đại và đang được ưa chuộng trong điều trị các trường hợp răng hô nhẹ. Đối với các trường hợp răng hô nhẹ, bọc răng sứ được xem là biện pháp can thiệp nhanh chóng nhất mà vẫn đảm bảo được hiệu quả can thiệp.

Để thực hiện bọc răng sứ, các bác sĩ sẽ tiến hành mài cùi răng tạo ra khoảng trống vừa đủ để đặt một lớp mão bằng sứ mỏng bao bọc xung quanh cùi răng. Lớp mão sứ được điều chỉnh để có hình dáng và màu sắc y như răng thật, đảm bảo sự tự nhiên và thoải mái nhất trong quá trình sử dụng.

Bọc răng sứ cũng được ứng dụng trong trường hợp khi người bị răng hô nhẹ đồng thời mắc các bệnh lý răng miệng khác như: Sâu răng, nứt vỡ răng, viêm nha chu,... Bọc răng sứ sẽ hạn chế nguy cơ xâm nhập của các vi khuẩn bên ngoài, đồng thời, hỗ trợ các bác sĩ trong việc trị liệu các bệnh lý răng miệng đó song song với quá trình điều trị răng hô.

Bọc răng sứ ngoài cải thiện hô nhẹ còn khắc phục nhiều khuyết điểm khác của răng
Bọc răng sứ ngoài cải thiện hô nhẹ còn khắc phục nhiều khuyết điểm khác của răng

Tuy nhiên, bọc răng sứ bao gồm việc mài răng để tạo thành trụ răng, điều này gây những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của răng thật. Bên cạnh đó, chi phí bọc răng sứ cũng tương đối cao, không thực sự phù hợp với đối tượng có thu nhập từ thấp đến trung bình.

Mỗi phương pháp điều trị cho các bệnh nhân bị hô nhẹ đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Việc lựa chọn một phương án điều trị răng hô nhẹ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tình trạng răng hô, sức khỏe răng miệng tổng quát, điều kiện kinh tế,... Việc lựa chọn được biện pháp điều trị tối ưu nhất cần được cân nhắc dựa trên sự đánh giá và tư vấn của chuyên gia cũng như xem xét các yếu tố liên quan khác.

GỢI Ý XEM THÊM: Niềng Răng Hô Có Phải Nhổ Răng Không? Những Lưu Ý Cần Thiết

Giải đáp thắc mắc liên quan đến điều trị răng hô nhẹ

Răng hô nhẹ là hiện tượng khó nhất biết, do đó, cha mẹ cần chú ý theo dõi ngay từ khi trẻ bắt đầu phát triển xương hàm để kịp phát hiện những bất thường và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, khi gặp phải tình trạng răng hô nói chung và răng hô nhẹ nói riêng, việc can thiệp sớm được khuyến khích để hạn chế những vấn đề phát sinh.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, thời điểm điều trị răng hô nhẹ lý tưởng là từ 10 - 18 tuổi, khi xương hàm đã phát triển đầy đủ và ổn định để can thiệp. Trong giai đoạn này, điều trị có thể đạt được hiệu quả cao và có thể rút ngắn thời gian điều trị xuống.

Răng hô nhẹ là tình trạng được các bác sĩ chuyên khoa khuyến khích can thiệp sớm. Các phương pháp nha khoa điều trị răng hô nhẹ đều được đảm bảo an toàn tuyệt đối, tuy nhiên, điều đó không có nghĩa răng sau khi điều trị, không có phản ứng tiêu cực nào xảy ra. Mỗi phương pháp đều có những ảnh hưởng tiêu cực nhất định, cụ thể:

  • Mài răng hô nhẹ: Tuy mài răng chỉ tác động đến một lớp men răng được quy định, tuy nhiên, nếu quy trình thực hiện xảy ra sai sót, có thể tác động tiêu cực đến răng. Những nguy cơ có thể kể đến bao gồm sứt mẻ răng, răng trở nên nhạy cảm, hiện tượng ê buốt chân răng,...
  • Bọc răng sứ: Tương tự như mài răng hô, bọc răng sứ cũng bao gồm công việc mài răng để hình thành trụ răng, tạo chỗ trống để chụp sứ. Điều này có thể dẫn đến tình trạng răng thật bị xâm lấn, ngày càng nhạy cảm và dẫn đến một số vấn đề răng miệng khác như ê buốt răng, chảy máu chân răng,...
  • Niềng răng hô: Lần đầu gắn mắc cài và mỗi lần siết chặt dây cung đều gây cảm giác đau đớn và khó chịu cho người niềng răng. Điều này sẽ cản trở các hoạt động ăn uống và giao tiếp cơ bản của họ. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của mắc cài có thể gây ra tình trạng cọ xát trong khoang miệng, điều này gây ra hiện tượng viêm sưng, chảy máu,... lúc mới đầu cố định mắc cài.

DÀNH CHO BẠN: Chỉ Niềng Răng Hô Hàm Trên Có Được Không? Chi Phí Bao Nhiêu?

Trong quá trình niềng răng có thể bị đau nhức, ê buốt,...
Trong quá trình niềng răng có thể bị đau nhức, ê buốt,...

Tình trạng răng hô nhẹ có thể dễ dàng can thiệp và khắc phục nhanh chóng, tuy nhiên, sau khi hoàn thành quy trình điều trị, tình trạng răng hô hoàn toàn có thể tái diễn và thậm chí, biến chứng nghiêm trọng.

Tình trạng răng hô có thể tái diễn lại do những thói quen xấu trong các hoạt động hằng ngày. Ví dụ, thói quen dùng lưỡi đẩy răng trong lúc ăn hay thói quen ngáy lúc ngủ, đều có thể khiến răng bị hô trở lại. Trong quá trình điều trị, các bác sĩ sẽ phát hiện và hướng dẫn chính chủ cách cải thiện các thói quen này, phòng trường hợp răng bị hô nhẹ lại sau khi hoàn thành phác đồ điều trị.

Với phương pháp niềng răng hô nhẹ, bạn vẫn phải đeo hàm duy trì trong khoảng thời gian tầm khoảng 12 tháng kể từ khi tháo niềng. Điều này là bởi tại thời điểm này, răng rất dễ bị dịch chuyển bởi không có sự tác động của dụng cụ niềng, vì vậy, tình trạng răng hô nhẹ càng dễ tái diễn.

Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ niềng răng, có rất nhiều phương pháp niềng răng khác nhau đã được phát triển và ứng dụng rộng rãi. Trong đó 5 phương pháp niềng răng phổ biến nhất là: Niềng răng bằng mắc cài kim loại, niềng răng bằng mắc cài sứ, niềng răng bằng mắc cài tự động, niềng răng mặt trong và niềng răng trong suốt Invisalign.

Dưới đây là những thông tin cơ bản về các phương pháp niềng răng này:

  • Niềng răng bằng mắc cài kim loại: Đây là phương pháp niềng răng truyền thống và phổ thông nhất hiện nay. Niềng răng bằng mắc cài kim loại sử dụng các mắc cài kim loại cố định trực tiếp ở mặt ngoài của răng và dây cung, tạo ra các lực tác động đưa răng về vị trí tiêu chuẩn.
  • Niềng răng bằng mắc cài sứ: Cơ chế của niềng răng bằng mắc cài sứ tương tự như niềng răng bằng mắc cài kim loại. Tuy nhiên, mắc cài bằng kim loại sẽ được thay thế bằng mắc cài sứ có màu tự nhiên giống với màu răng thật. Điều này góp phần giữ được tính thẩm mỹ khuôn mặt xuyên suốt quá trình điều trị răng hô nhẹ.
  • Niềng răng bằng mắc cài tự động: Niềng răng bằng mắc cài tự động cũng sử dụng chung một cơ chế với niềng răng bằng mắc cài kim loại và mắc cài sứ. Điểm ưu việt của phương pháp này nằm ở thiết kế mắc cài tự động có các khớp đặt dây cung. Mắc cài này linh hoạt, có thể dễ dàng điều chỉnh, hạn chế hiện tượng bong dây chun cố định dây cung ở phương pháp niềng răng truyền thống. Niềng răng bằng mắc cài tự buộc bao gồm cả mắc cài kim loại và mắc cài sứ.
  • Niềng răng mặt trong: Thay vì gắn mắc cài ở mặt ngoài răng, niềng răng mắc cài mặt trong sẽ cố định mắc cài và dây cung ở mặt trong răng sát với lưỡi. Điều này không những không ảnh hưởng đến mức độ hiệu quả của niềng răng mà còn gia đảm bảo thẩm mỹ bởi người khác hầu như không thể nhìn thấy mắc cài trong quá trình niềng răng.
  • Niềng răng trong suốt không mắc cài: Đây là công nghệ niềng răng hiện đại và ngày càng được ưa chuộng bởi tính hiệu quả, linh hoạt cũng như tính thẩm mỹ. Niềng răng trong suốt sử dụng một máng niềng răng được thiết kế ôm sát theo hàm răng và định hình hướng mọc của răng theo mong muốn. Máng niềng có thể dễ dàng tháo lắp, vệ sinh đồng thời đảm bảo tính thẩm mỹ bởi người khác rất khó nhìn thấy khi sử dụng.

Đối với niềng răng hô nhẹ, nếu có đủ điều kiện kinh tế thì phương pháp niềng răng trong suốt là tối ưu nhất về tính thẩm mỹ và sự thoải mái trong quá trình điều trị. Nếu bạn chú trọng về hiệu quả điều trị và mong muốn rút ngắn thời gian niềng, giảm gánh nặng tài chính thì niềng răng bằng mắc cài kim loại chính là lựa chọn phổ biến.

Niềng răng hô không mắc cài mang lại tình thẩm mỹ cao
Niềng răng hô không mắc cài mang lại tình thẩm mỹ cao

Một vấn đề khiến nhiều người băn khoăn về vấn đề có nên điều trị răng hô nhẹ hay không là chi phí điều trị. Đối với các phương pháp điều trị răng hô nhẹ khác nhau, mức giá cũng sẽ có sự chênh lệch. Cụ thể:

  • Mài răng hô nhẹ: Đây là phương pháp đơn giản và nhanh chóng, do đó, chi phí thực hiện của phương pháp này tương đối dễ chịu. Các yếu tố chi phối chi phí mài răng bao gồm số lượng răng được mài, vị trí răng cần mài và kỹ thuật mài được ứng dụng. Với trường hợp răng hô nhẹ, thông thường chỉ cần mài răng cửa hàm trên, do đó, chi phí sẽ dao động khoảng 1 - 3 triệu đồng/răng.
  • Niềng răng hô nhẹ: Chi phí niềng răng rất đa dạng, phụ thuộc vào phương pháp niềng răng mà người niềng răng lựa chọn thực hiện. Tuy nhiên, nhìn chung, chi phí niềng răng đều tương đối đắt đỏ dù bạn lựa chọn phương pháp niềng răng nào. Chi phí niềng răng hô nhẹ hiện nay sẽ dao động trong khoảng từ 20 - 150 triệu đồng tuỳ vào phương pháp được ứng dụng.
  • Bọc răng sứ: Bọc răng sứ cũng là một phương pháp điều trị răng hô nhẹ có chi phí tương đối cao, bởi lẽ đây là một kỹ thuật mới, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao của bác sĩ điều trị cũng như các máy móc thiết bị tân tiến. Chi phí bọc răng sứ được tính theo đơn vị răng, dao động trong khoảng từ 3 - 5 triệu đồng/răng. Tương tự như mài răng hô, điều trị răng hô nhẹ chỉ cần bọc răng sứ những răng bị chìa ra ngoài.

Mỗi phương pháp điều trị có những ưu và khuyết điểm riêng, cũng như ứng dụng với trong những trường hợp cụ thể. Tuy chi phí điều trị là một vấn đề đáng để lưu ý, phương pháp được ứng dụng vẫn phải đảm bảo tính phù hợp với tình trạng của cá nhân. Do đó, trước khi điều trị, cần phải lựa chọn phương pháp phù hợp nhất để đạt được hiệu quả tối đa.

REVIEW CHI TIẾT: Răng Hô Nên Niềng Hay Bọc Sứ?

Lựa chọn phương pháp điều trị hô nhẹ phù hợp, hiệu quả nhất
Lựa chọn phương pháp điều trị hô nhẹ phù hợp, hiệu quả nhất

Trên đây là những thông tin cơ bản về tình trạng răng hô nhẹ cũng như những phương pháp hiệu quả để cải thiện tình trạng này. Để biết kỹ hơn về vấn đề răng miệng của bản thân, bạn nên đến khám trực tiếp tại các cơ sở nha khoa và tiếp nhận đánh giá, tư vấn cũng như thực hiện can thiệp kịp thời nhằm hạn chế những trường hợp không mong muốn phát sinh sau này.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Brace - Hà Nội: TT Tầng 3 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 963.000.804

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 963.000.804

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Brace - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 3 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Brace - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309