Khớp Cắn Hở

Đã được tư vấn chuyên môn bởi | Chuyên Khoa: Chỉnh hình Răng Hàm Mặt, Nha khoa Thẩm mỹ

Hàm răng của chúng ta có thể bị sai khớp cắn do nhiều yếu tố tác động. Đặc biệt, tình trạng khớp cắn hở là phổ biến hơn cả, không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, khả năng ăn nhai mà còn tiềm ẩn nguy cơ rối loạn xương hàm. Để hiểu rõ về nguyên nhân, cách khắc phục tình trạng này, bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây với những thông tin hữu ích nhất. 

Khớp cắn hở là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao?

Rất nhiều người gặp phải tình trạng khớp cắn hở nhưng không hề hay biết. Đây chính là một dạng sai khớp cắn thường gặp, khi đó nhóm răng hàm trên và hàm dưới không tiếp xúc với nhau ở trạng thái bình thường. Ngoài ra, khớp cắn hở cũng khiến răng cửa hở ra và có thể nhìn thấy lưỡi kể cả trong lúc khép miệng.

Khớp cắn hở là tình trạng 2 hàm không chạm nhau lúc khép miệng
Khớp cắn hở là tình trạng 2 hàm không chạm nhau lúc khép miệng

Theo các nhà khoa học, khớp cắn hở sẽ được chia thành các dạng như:

  • Hở trước: Với tình trạng này, các răng cửa hàm trên không thể chạm được vào nhóm răng cửa hàm dưới khi để miệng ở trạng thái bình thường.
  • Hở sau: Là hiện tượng các nhóm răng hàm không thể chạm vào nhau ở trạng thái bình thường.

Ngoài ra, dựa theo nguyên nhân gây bệnh, người ta cũng chia thành 2 trạng thái hở khớp cắn:

  • Hở do răng: Thông qua chụp X-quang không thấy bất kỳ khiếm khuyết hay sai lệch nào về cấu trúc răng. Khi đó hiện tượng khớp cắn hở chỉ là do răng mọc chéo và vểnh nhiều về phía trước.
  • Hở do xương: Tình trạng này được hiểu là cấu trúc xương hàm có xu hướng chúc xuống hơn so với bình thường nên người bệnh thường có khuôn mặt bị dài.

Để nhận biết rõ hơn về hiện tượng khớp cắn hở, chúng ta tìm hiểu một số dấu hiệu điển hình dưới đây:

  • Răng cửa ở hàm trên và dưới không thể chạm vào nhau dù ở trạng thái khép miệng hoàn toàn.
  • Phần cung răng cửa của hàm trên có dạng chữ V.
  • Người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn nhai, thậm chí cảm thấy đau và buốt khi ăn.
  • Hàm răng trở nên lộn xộn hơn, một số trường hợp răng cửa hàm trên có thể ngả về phía trước.
  • Đối tượng bị khớp cắn hở mức độ nặng thường bị vẩu, đó chính là lý do đường nối ở trán - mũi – cằm bị gấp khúc.
  • Bệnh nhân khớp cắn hở gặp trở ngại khi phát âm, nói ngọng, không rõ.

THAM KHẢO: Hình Ảnh Khớp Cắn Ngược Và Cẩn Trọng Với 5 Ảnh Hưởng Tiêu Cực Gây Ra

3 nguyên nhân có thể gây ra tình trạng khớp cắn hở

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng khớp cắn hở. Bạn nên tìm hiểu về vấn đề này để biết cách phòng tránh hoặc khắc phục, từ đó có được hàm răng chắc khỏe, đều, đẹp.

Cụ thể khớp cắn hở có thể hình thành do những yếu tố sau:

  • Do di truyền: Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng gen di truyền quyết định đến quá trình phát triển xương, răng, hệ thống chức năng ở mũi, miệng, hầu. Không ít trường hợp sai khớp cắn do di truyền từ ông bà, bố mẹ nên bẩm sinh đã có hàm răng không đều. Những đối tượng này chỉ có thể xử lý bằng cách phẫu thuật can thiệp, chỉnh hình răng hàm khi khớp cắn hở nhiều.
  • Do bệnh lý: Hiện tượng sai khớp cắn có thể xuất hiện do một số bệnh lý về răng miệng như: Rối loạn khớp thái dương hàm khiến người bệnh phải dùng lưỡi đẩy răng ra xa hàm để cảm thấy thoải mái hơn; răng mọc lệch, chéo, sai hướng hoặc chen chúc nhau ở cùng một vị trí trên cung hàm; Chấn thương, va đập mạnh khiến răng bị sứt mẻ, sai lệch sang vị trí khác; Cơ thể không được bổ sung đủ canxi nên xương răng yếu, không phát triển như bình thường.
  • Do thói quen xấu: Thói quen hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của xương, răng. Vậy nên nếu bị khớp cắn hở, có thể do những thói quen xấu như tật đẩy lưỡi vào giữa răng trên và răng cửa dưới tạo khoảng trống giữa các răng; trẻ trên 6 tuổi thường mút ngón tay, ngậm ti giả làm xô lệch vị trí mọc răng; nghiến răng khi ngủ khiến 2 hàm răng phải chịu áp lực lớn và tự dịch chuyển dẫn đến sai khớp cắn; chăm sóc răng miệng không đúng cách.

Tật đẩy lưỡi thường dẫn đến việc hở khớp cắn
Tật đẩy lưỡi thường dẫn đến việc hở khớp cắn

Cẩn trọng trước 5 tác hại khi khớp cắn bị hở

Sai khớp cắn có nhiều loại, tuy nhiên các chuyên gia đánh giá khớp cắn hở là tình trạng đáng lo ngại nhất vì không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn cản trở quá trình ăn uống và tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe, có thể kể đến như:

  • Làm mất tính thẩm mỹ của khuôn mặt: Khi bị sai khớp cắn, các răng không chạm vào nhau khi khép miệng, răng bị hở dẫn đến lộ phần lưỡi. Một số trường hợp khớp cắn hở nặng nên răng bị vẩu, khi đó bạn sẽ cảm thấy tự ti khi giao tiếp, nói chuyện.
  • Cản trở giao tiếp: Không chỉ gây mất thẩm mỹ mà khớp cắn hở còn cản trở giao tiếp. Những người gặp tình trạng này thường phát âm không chuẩn hoặc gặp nhiều khó khăn. Trong quá trình nói chuyện, khuôn miệng thường bị méo, lệch, tăng nguy cơ nói ngọng, nói lắp.
  • Ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai: Nếu các răng không thể tiếp xúc với nhau khi bạn khép miệng, đồng nghĩa rằng thức ăn không được nhai, nghiền nát, bạn cảm thấy mỏi ở phần xương hàm, đồng thời răng phải chịu áp lực lớn. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến hiện tượng mòn răng, tăng nguy cơ gãy, rụng.
  • Dễ bị bệnh răng miệng: Khi răng lộn xộn, không được khép kín, bạn sẽ khó khăn trong quá trình vệ sinh răng miệng. Lúc này, các vi khuẩn có điều kiện tấn công, phát triển để gây ra các bệnh lý như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, nguy hiểm hơn còn gây chết tủy răng, đau thái dương hàm và mất răng.
  • Gây bệnh về đường tiêu hóa: Như đã nói, khớp cắn hở khiến thức ăn không được nghiền nát như bình thường. Khi thức ăn được đưa xuống bụng, dạ dày phải hoạt động nhiều hơn, dịch vị tiết nhiều acid hơn để tiêu hóa, chuyển hóa dưỡng chất. Đây chính là lý do người bị sai khớp cắn có nguy cơ cao bị bệnh về tiêu hóa như đau bao tử, viêm loét dạ dày,...

Khớp cắn hở gây nên nhiều hậu quả tiêu cực
Khớp cắn hở gây nên nhiều hậu quả tiêu cực

TÌM HIỂU THÊM: Tình Trạng Răng Hô Nhẹ Là Gì? Liệu Có Ảnh Hưởng Tiêu Cực Gì Không?

TOP 3 phương pháp điều trị khớp cắn hở hiệu quả nhất

Hiện tượng khớp cắn hở gây ra nhiều ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe, sinh hoạt, thậm chí tiềm ẩn nhiều bệnh lý về răng miệng, hệ tiêu hóa. Do đó bạn không nên chủ quan, phải tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt.

Các nha sĩ cho rằng, tình trạng khớp cắn hở hoàn toàn có thể điều trị được nếu áp dụng đúng phương pháp. Ban đầu, người bệnh cần thăm khám, chụp chiếu hoặc thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán lâm sàng để xác định chính xác mức độ bệnh, giai đoạn phát triển của bệnh và nguyên nhân hình thành, sau đó đưa ra lời khuyên phù hợp.

Nếu bệnh khớp cắn hở đang ở giai đoạn mới bắt đầu hình thành, đặc biệt là những trẻ bị sai khớp cắn do thói quen xấu hàng ngày, quá trình điều trị thường đơn giản hơn. Lúc này nha sĩ khuyên các bậc phụ huynh cần dạy con thay đổi thói quen, cách vệ sinh răng miệng và theo dõi con trong một thời gian nhất định.

Với trường hợp sai khớp cắn do đẩy lưỡi thường khó kiểm soát, bạn có thể cân nhắc đến việc cho con đeo hàm duy trì hoặc một số khí cụ bảo vệ chuyên dụng khác.

Để có thể xử lý triệt để tình trạng khớp cắn hở đang ở giai đoạn tiến triển phức tạp, các bác sĩ thường chỉ định áp dụng một trong các biện pháp dưới đây:

Niềng răng thẩm mỹ

Niềng răng khớp cắn hở được xem là một trong những biện pháp hiện đại, được nhiều người ưu tiên áp dụng khi gặp hiện tượng sai khớp cắn. Niềng răng được hiểu là việc sử dụng khí cụ chỉnh nha chuyên dụng như mắc cài hoặc khay niềng trong suốt nhằm mục đích điều chỉnh răng về đúng vị trí ban đầu.

Hiện nay có 3 dạng niềng răng phổ biến nhất đó là: Niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ/pha lê, gắn mắc cài mặt trong và niềng răng Invisalign.

Niềng răng mắc cài kim loại: 

  • Đây là phương pháp chỉnh nha có từ rất lâu đời, sử dụng mắc cài được làm từ chất liệu hợp kim không gỉ như titanium, niken an toàn với cơ thể, bền, chắc, hiệu quả cao. Với hình thức này lại có 2 loại phổ biến đó là sử dụng mắc cài truyền thống và mắc cài tự động; đồng thời có 2 cách gắn là ở mặt ngoài hoặc mặt trong.
  • Mắc cài kim loại truyền thống: Với phương pháp này, mắc cài được gắn cố định trên răng và dây cung thông qua thun cố định với độ đàn hồi tốt. Mặc dù mang đến hiệu quả cao nhưng mắc cài truyền thống lại gây đau đớn, khó chịu, tính thẩm mỹ kém và dễ gây tổn thương mô mềm trong khoang miệng.
  • Mắc cài tự động: Đây là mắc cài được cải tiến từ loại truyền thống, lúc này bác sĩ sẽ không sử dụng thun mà dùng mắc cài có hệ thống chốt tự động để dây cung trượt tự do trong rãnh mắc cài, tránh tình trạng thun bị giãn hoặc đứt, tuột. Ưu điểm của phương pháp này đó là thời gian niềng nhanh, giảm hiện tượng đau nhức khi đeo, dễ dàng vệ sinh, tính thẩm mỹ cao hơn loại truyền thống.

Niềng răng mắc cài được nhiều người lựa chọn
Niềng răng mắc cài được nhiều người lựa chọn

Niềng răng mắc cài sứ/pha lê:

  • Mắc cài sứ thường được làm từ hợp kim gốm cùng một số chất liệu vô cơ. Hiện nay cũng có 2 loại niềng răng mắc cài sứ là mắc cài truyền thống và tự động có đặc điểm giống như mắc cài kim loại, chỉ khác nhau ở chất liệu.
  • Ưu điểm của niềng răng mắc cài sứ đó là có màu trắng tương tự màu răng thật nên đảm bảo tính thẩm mỹ, không bị lộ như mắc cài kim loại, đồng thời tạo được cảm giác thoải mái, dễ chịu, không gây tổn thương bên trong miệng.
  • Ngoài ra, phương pháp này cũng cho lực tác động lên răng ổn định, thời gian điều trị được rút ngắn. Nhược điểm của niềng răng khớp cắn hở mắc cài sứ đó là có thể bị vỡ nếu va đập mạnh, chi phí cao hơn mắc cài kim loại và chân răng dễ bị ngả màu ố vàng nếu không được chăm sóc đúng cách.

Niềng răng Invisalign:

  • Niềng răng Invisalign là phương pháp chỉnh nha hiện đại, hiệu quả và được ưa chuộng nhất hiện nay. Invisalign được hiểu là các khay nhựa trong suốt ôm sát thân răng, tác động và làm di chuyển răng về vị trí ban đầu.
  • Ưu điểm của hình thức này đó là có màu trong suốt nên đảm bảo tính thẩm mỹ cao, khi giao tiếp sẽ không bị phát hiện đang đeo niềng, bạn có thể dễ dàng tháo lắp khi ăn, khi vệ sinh hay khi ngủ, đồng thời niềng răng Invisalign cũng tạo được cảm giác thoải mái, không bị vướng víu như dùng mắc cài.
  • Tuy nhiên niềng răng Invisalign vẫn tồn tại một số nhược điểm như chi phí thực hiện khá cao, không phải ai cũng đủ điều kiện để thực hiện. Thêm vào đó, bạn cần đeo hàm 22h/ngày để đảm bảo hiệu quả cải thiện tốt nhất. Ngoài ra, hàm Invisalign vẫn gây cảm giác khó chịu cho người dùng.

Chỉnh nha không mắc cài thẩm mỹ nhưng giá thành cao
Chỉnh nha không mắc cài thẩm mỹ nhưng giá thành cao

Bọc răng sứ

Bọc răng sứ cũng được xem là giải pháp khắc phục tình trạng khớp cắn hở hiệu quả. Hình thức này sử dụng răng sứ giả để bọc lên vị trí răng đang bị sai lệch. Trước khi bọc răng, nha sĩ sẽ mài cùi răng thật để làm trụ cho răng sứ được cố định, không bị lệch lạc trong quá trình ăn uống, sinh hoạt.

Ưu điểm của phương pháp bọc răng sứ là tính thẩm mỹ cao vì răng giả có màu sắc, hình dáng tương tự như răng thật, đảm bảo khả năng ăn nhai tốt, khắc phục được hiện tượng khớp cắn hở nhanh chóng, không mất nhiều thời gian điều trị.

Bên cạnh đó, bọc răng sứ cải thiện tình trạng khớp cắn hở cũng có một số nhược điểm như: Cần phải mài răng thật để làm trụ, khi đó sẽ làm mòn men răng, có nguy cơ ảnh hưởng đến ngà răng, tủy răng, ngoài ra, tuổi thọ của răng không cao như răng thật.

Bọc sứ có thể khắc phục hở khớp cắn mức độ nhẹ
Bọc sứ có thể khắc phục hở khớp cắn mức độ nhẹ

Phẫu thuật chỉnh hàm

Với những trường hợp bệnh nhân đã qua giai đoạn phát triển của xương, răng, đồng thời tình trạng sai lệch khớp cắn trở nên nghiêm trọng, gây biến dạng khung xương mặt, ảnh hưởng nhiều đến khả năng ăn nhai và tính thẩm mỹ sẽ được bác sĩ khuyến khích áp dụng phương pháp phẫu thuật. Cụ thể hình thức phẫu thuật thường dựa vào mức độ bệnh, tình hình sức khỏe của bệnh nhân.

Có không ít trường hợp phải kết hợp giữa phẫu thuật và chỉnh nha mới đạt được hiệu quả như mong muốn, khắc phục tình trạng khớp cắn hở, trả lại cho bệnh nhân hàm răng đều, đẹp.

ĐỪNG BỎ LỠ: Nguyên Nhân Dẫn Tới Răng Hô Nặng, Liệu Có Chữa Trị Được Không?

Một số câu hỏi thường gặp về khớp cắn hở

Dưới đây là một số câu hỏi và giải đáp chi tiết cho trường hợp khớp cắn hở:

Khi niềng răng khớp cắn hở mất bao lâu?

Thực tế, vấn đề niềng răng khớp cắn hở mất bao lâu còn phụ thuộc rất nhiều vào mức độ sai lệch của răng, loại niềng bệnh nhân chọn, tay nghề của bác sĩ, sự hỗ trợ của máy móc, thiết bị tại nhà khoa, quá trình chăm sóc răng miệng tại nhà.

Theo các chuyên gia, thông thường niềng răng khắc phục tình trạng khớp cắn hở sẽ mất khoảng 6 - 24 tháng, đồng thời sau quá trình niềng cần đeo hàm duy trì khoảng 1 năm để răng được ổn định, tránh trường hợp bị xô lệch khỏi vị trí ban đầu.

Điều trị khớp cắn hở bằng phương pháp nào hiệu quả nhất?

Như đã nói, có rất nhiều phương pháp giúp bạn khắc phục tình trạng khớp cắn hở như niềng răng, bọc răng sứ hay phẫu thuật. Để biết đâu là giải pháp tốt nhất, bạn cần dựa vào mức độ sai lệch của răng, tình trạng sức khỏe răng miệng, độ tuổi, khả năng tài chính của bản thân.

Thông thường với những trẻ nhỏ bị khớp cắn hở, bác sĩ sẽ ưu tiên niềng răng chỉnh nha bởi hệ thống xương răng của trẻ đang phát triển, dễ dàng nắn chỉnh về vị trí ban đầu. Ngược lại nếu người bệnh trên 30 tuổi thường không thể niềng răng, sẽ cân nhắc phương pháp bọc răng sứ. Đặc biệt khi áp dụng hai phương pháp trên không khả thi, không cho hiệu quả như mong đợi do độ sai lệch quá nhiều, bạn cần được phẫu thuật.

Niềng răng kết hợp phẫu thuật mang đến hiệu quả triệt để
Niềng răng kết hợp phẫu thuật mang đến hiệu quả triệt để

Khớp cắn hở có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào và gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe răng miệng, cơ thể và tính thẩm mỹ. Do vậy bạn không được chủ quan, nên thăm khám để xác định mức độ lệch lạc, nguyên nhân gây bệnh và tìm cách xử lý phù hợp nhất. 

GỢI Ý BÀI VIẾT:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Brace - Hà Nội: TT Tầng 3 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 963.000.804

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 963.000.804

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Brace - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 3 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Brace - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309