Khớp Cắn Ngược
Một trong những tình trạng sai lệch khớp cắn tạo nên sự bất cân đối tương quan hai hàm trên và dưới là khớp cắn ngược hay còn gọi là răng móm. Đây là một tình trạng nha khoa ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt và có thể gây nên nhiều vấn đề về sức khỏe, do đó cần được điều trị sớm. Hãy cùng tìm hiểu về dấu hiệu, các nguyên nhân, hậu quả, cách điều trị và một số lưu ý cho bệnh nhân mắc tình trạng này trong bài viết sau.
Khớp cắn ngược là tình trạng gì? Cách nhận biết ra sao?
Khớp cắn ngược còn được biết đến là tình trạng lệch khớp cắn loại III hay răng móm. Đây là hiện tượng hàm dưới đưa ra bên ngoài quá mức so với hàm trên, tạo nên sự bất cân đối giữa 2 hàm. Cách nhận biết cơ bản bằng mắt thường là các răng cửa hàm dưới sẽ chìa ra ngoài hoặc ở vị trí phía ngoài so với răng cửa hàm trên.
Tình trạng này có thể được phân loại thành 3 dạng chính, cụ thể:
- Khớp cắn ngược do răng: Nguyên nhân gây ra đến từ việc các răng mọc lệch so với cung hàm, răng hàm dưới (đặc biệt là răng cửa) chìa ra phía bên ngoài so với răng cửa phía dưới mọc thẳng hoặc hướng vào trong.
- Móm do xương hàm: Đây là hiện tượng xương hàm dưới phát triển quá mức hoặc xương hàm trên kém phát triển hơn về cả chiều dọc và ngang so với hàm dưới.
- Do cả răng và hàm: Là tình trạng gây ra ra bởi cả răng và xương hàm, trong đó xương hàm dưới phát triển hơn xương hàm trên, kết hợp răng hàm dưới mọc chìa ra ngoài so với các răng ở hàm trên.
Thực tế, việc nhận biết khớp cắn ngược khá dễ dàng bằng mắt thường nếu tình trạng móm trung bình đến nặng, gây ra do sự sai lệch nhiều của 2 hàm và các răng. Tuy nhiên, nếu mức độ sai lệch nhẹ sẽ khó để nhận biết khi người bệnh không cười nói.
Dưới đây là một số dấu hiệu để xác định liệu có bị khớp cắn lệch hay không:
- Khi cười, hàm răng dưới lộ ra nhiều, trong khi hàm trên ít hoặc không thể nhìn thấy.
- Khi miệng để khép tự nhiên, cằm đưa ra phía trước nhiều hơn so với môi trên.
- Khi căn 2 hàm, răng hàm dưới ở vị trí phía ngoài hoặc bao trùm lên viền răng hàm trên.
Để xác định chính xác tình trạng và mức độ sai lệch khớp cắn, bạn nên đi thăm khám nha khoa uy tín để thực hiện chụp X-quang và có được chẩn đoán chính xác nhất.
5 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khớp cắn ngược
Hiện tượng móm có thể xuất hiện bẩm sinh hoặc trong quá trình thay răng của trẻ nhỏ, dần dần trở nên nghiêm trọng hơn khi trưởng thành. Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng sai lệch khớp cắn nói chung và tình trạng khớp cắn ngược nói riêng, cụ thể:
- Yếu tố di truyền: Theo kết quả khảo sát và nghiên cứu, tỷ lệ cao các trường hợp răng móm hay khớp cắn ngược cũng như các tình trạng mọc răng hay hàm phát triển bất thường khác có ông bà, bố mẹ cũng mắc tình trạng này. Quá trình mọc răng và phát triển cấu trúc xương hàm của bé bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi yếu tố di truyền từ gia định.
- Bẩm sinh: Một số trẻ ngay từ khi bước vào giai đoạn mọc răng đã xuất hiện tình trạng răng mọc lệch, thay răng chậm dẫn đến tình trạng răng sai lệch, sai khớp cắn. Đồng thời, giai đoạn phát triển xương hàm đã có từng dấu hiệu bất thường bẩm sinh.
- Do chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng cho trẻ nhỏ trong giai đoạn phát triển, đặc biệt là quá trình mọc, thay răng ảnh hưởng rất lớn đến sự đồng đều của các răng và cân xứng của 2 hàm. Do đó, việc xây dựng thực đơn đủ chất và tốt cho răng, xương trong giai đoạn này của trẻ nhỏ là cực kỳ quan trọng.
- Các thói quen xấu: Nhiều thói quen xâu trong thời thơ ấu có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển đồng đều của hàm và sự cân đối của khớp cắn, từ đó dẫn đến móm như mút ngón tay, ngậm núm vú giả, dùng lưỡi đẩy hàm răng dưới,...
- Chấn thương từ ngoài lực: Những va chạm trực tiếp có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc xương hàm ở mọi đối tượng. Các chấn thương này nếu không được điều trị kịp thời sẽ kéo theo biến chứng nghiêm trọng, trong đó có thể có tình trạng khớp cắn ngược.
5 ảnh hưởng tiêu cực gây ra bởi khớp cắn lệch loại III
Bị khớp cắn ngược dù ở mức độ hay độ tuổi nào cũng gây nên nhiều hậu quả đối với thẩm mỹ khuôn mặt và sức khỏe, đồng thời làm giảm sút chất lượng cuộc sống. Dưới đây là những ảnh hưởng tiêu cực của tình trạng sai khớp cắn loại III này:
- Mất thẩm mỹ khuôn mặt: Khớp cắn ngược sẽ làm mất đi sự cân xứng của hàm răng, đồng thời khiến khuôn mặt bị lệch, cằm chìa ra ngoài, mặt gãy hay dài bất thường,... Điều này làm mất cân đối và giảm sút tính thẩm mỹ khuôn mặt, từ đó khiến người bệnh trở nên thiếu tự tin trong giao tiếp cũng như trong sinh hoạt hàng ngày.
- Giảm sút khả năng ăn nhai: Tình trạng khớp cắn lệch cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng nhai, cắn, nghiền thức ăn, đồng thời khiến lực cắn được phân bổ không đồng đều giữa các vị trí trong cung hàm. Điều này dẫn đến biến chứng đau nhức hoặc trật khớp hàm, các răng mài mòn không đồng đều, khó ăn uống và tiêu hóa kém,...
- Rối loạn hô hấp: Khi khớp cắn lệch nghiêm trọng sẽ dễ tạo nên thói quen thở bằng miệng và ngáy to khi ngủ, thậm chí các tình trạng khó thở hay ngừng thở khi ngủ, rối loạn hô hấp nguy hiểm dẫn đến tử vong.
- Phát âm sai, giao tiếp kém: Trẻ bị lệch khớp cắn từ nhỏ thường dễ bị sai khi phát âm, khó học ngoại ngữ, có thể bị nói ngọng, nói lắp,... Điều này ảnh hưởng cực lớn đến khả năng giao tiếp trong học tập, làm việc và cuộc sống, đặc biệt sau khi trưởng thành.
- Tạo điều kiện cho các bệnh nha khoa xuất hiện: Khớp cắn ngược cũng dẫn đến việc sinh răng miệng khó sạch sẽ, đặc biệt trong các kẽ răng, chân răng. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho thức ăn thừa và mảng bám xuất hiện, vi khuẩn có cơ hội tấn công và gây nên nhiều bệnh lý nha khoa như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, viêm tủy, hôi miệng,...
Chính vì những tác hại như trên mà các bác sĩ nha khoa luôn cảnh báo bệnh nhân bị lệch khớp cắn nói chung và loại III nói riêng cần phát hiện sớm tình trạng để thăm khám, điều trị. Đặc biệt, các phụ huynh cần theo dõi tình trạng mọc răng, thay răng và phát triển xương hàm của trẻ để có cách cải thiện, khắc phục sớm từ nhỏ trước khi xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng.
Khớp cắn ngược có thể khắc phục bằng cách nào?
Như đã nói ở trên, việc điều trị sớm tình trạng khớp cắn ngược là cần thiết và hiện nay có rất nhiều phương pháp hiệu quả, phù hợp cho tất cả các đối tượng và mức độ sai lệch. Tùy theo mức độ móm mà có thể lựa chọn 1 trong những hướng điều trị sau:
Dán răng sứ Veneers
Dán sứ Veneers là một kỹ thuật dùng một loại keo chuyên dụng dán một mặt răng siêu mỏng (khoảng 0.3 – 0.7mm) bằng sứ lên mặt trước của răng thật sau khi đã mài nhám. Phương pháp nha khoa thẩm mỹ này giúp cải thiện nhiều tình trạng răng miệng như: Răng bị xỉn màu, ố vàng, răng mẻ nhẹ, hô hay móm nhẹ,....
Phương pháp này chỉ được sử dụng cho bệnh nhân bị khớp cắn ngược khi mức độ sai lệch rất nhẹ và thường cho trường hợp móm do răng. Lúc này, bác sĩ có thể thực hiện 2 trong 2 cách sau tùy theo tình trạng răng của bệnh nhân:
- Mài thật nhẹ răng hàm trên để dán sứ, từ đó giúp đưa các răng cửa hàm trên ngang với các răng cửa hàm dưới vốn lệch về phía trước.
- Mài răng hàm dưới, đặc biệt phần chìa ra ngoài rồi dán mặt sứ giúp cân xứng với các răng hàm trên.
Nếu khớp cắn ngược mức độ nghiêm trọng, do xương hoặc do cả răng và xương hàm thì phương pháp này gần như không có hiệu quả. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần cân nhắc trước khi thực hiện vì bác sĩ cần thực hiện xâm lấn răng thật để dán mặt sứ.
Bọc răng sứ
Bọc răng sứ cải thiện tình trạng ngược khớp cắn cũng được áp dụng cho bệnh nhân mức độ nhẹ và có thể kèm các tình trạng răng mọc khấp khểnh không đều, răng mẻ/vỡ, ố vàng nghiêm trọng,... Với phương pháp này, bác sĩ thường thực hiện mài răng hàm trên làm cùi răng để bọc mão sứ lên, từ đó giúp điều chỉnh các răng hàm trên có thể cân xứng với các răng hàm dưới.
Cũng tương tự phương pháp dán Veneers, các trường hợp lệch khớp cắn nghiêm trọng hoặc do xương hàm thì sẽ không thể được khắc phục hoàn toàn bằng bọc sứ. Đồng thời, để thực hiện, bác sĩ cũng cần xâm lấn răng thật, từ đó có thể gây nên một số biến chứng, ảnh hưởng đến tuổi thọ của răng.
Tuy nhiên, đây vẫn là một phương pháp được nhiều bệnh nhân quan tâm và lựa chọn khi điều trị đồng thời nhiều khuyết điểm của răng để mang đến cung hàm tương đối cân xứng, hàm răng đều đẹp và trắng sáng tự nhiên.
Hiện nay có nhiều dòng mão sứ để bạn lựa chọn khi bọc răng tùy thuộc nhu cầu và khả năng tài chính như:
- Răng sứ kim loại thường: Có cấu tạo bên trong được chế tác từ hợp kim Crom – Niken hoặc Crom – Coban, bên ngoài phủ sứ cao cấp cóp màu sắc tương tự răng thật. Răng có khả năng chịu lực tốt, tuổi thọ từ 3 - 5 năm, tính thẩm mỹ tương đối cao, giá cả phù hợp nhiều đối tượng khách hàng.
- Răng sứ Titan: Bên trong được chế tác bằng Titan có độ bền cao, không gây kích ứng, trong khi đó bên ngoài cũng được phủ lớp sứ cao cấp để đảm bảo màu sắc tương tự răng thật. Độ bền của loại răng này cao hơn mão sứ kim loại thường khi tuổi thọ thường từ 5 - 10 năm, đi kèm đó là mức giá cao hơn.
- Răng sứ kim loại quý: Có cấu trúc tương tự răng sứ kim loại thường, tuy nhiên chất liệu chế tác sườn bên trong là các vật liệu kim loại quý hiếm như vàng, bạch kim, Palladium,... Răng vẫn có độ bền cao, khả năng tương thích tốt và phần sứ phủ bên ngoài giúp đảm bảo tính thẩm mỹ.
- Răng toàn sứ: Đây là loại răng được chế tác hoàn toàn bằng sứ, không chứa kim loại. Từ đó mang đến tính thẩm mỹ cao nhất với độ sáng, bóng và đục của răng giống với răng thật nhất có thể. Răng có độ bền cao từ 10 - 15 năm và khả năng chịu lực tốt giúp đảm bảo khả năng ăn nhai. Trên thị trường có nhiều dòng sản phẩm khác nhau như Zirconia Ceramill Zolid, Cercon, Cercon HT, 3M Lava Plus,... với đặc điểm và mức giá khác nhau để bạn lựa chọn.
Niềng răng cho bệnh nhân bị khớp cắn ngược
Phương pháp điều trị tối ưu nhất cho các tình trạng khớp cắn ngược từ nhẹ cho đến nghiêm trọng hiện nay chính là niềng răng - chỉnh thẩm mỹ. Thời điểm được khuyến nghị chỉnh nha giúp khắc phục các tình trạng sai lệch khớp cắn là từ 12 - 18 tuổi nhằm đạt hiệu quả cao nhất, rút ngắn thời gian điều trị và tiết kiệm chi phí.
Bác sĩ sẽ sử dụng hệ thống mắc cài hoặc khay niềng trong suốt để điều chỉnh các răng lệch lạc, chìa ra ngoài,... vào vị trí như mong muốn trên cung hàm. Sau khoảng 12 - 36 tháng thực hiện kéo chỉnh răng, các tình trạng hô, móm, răng khấp khểnh, lệch khớp cắn, thưa răng,... sẽ được khắc phục. Tuy nhiên, đối với khớp cắn lệch do hàm hoặc do cả răng và xương hàm mức độ nặng thì phương pháp này có thể không đạt được hiệu quả điều trị triệt để.
Hiện nay, khách hàng dễ dàng lựa chọn một trong những phương pháp niềng răng thẩm mỹ sau:
- Niềng răng mắc cài kim loại:
Đây là phương pháp sử dụng mắc cài gắn trên mặt ngoài của răng có chất liệu chế tác từ kim loại, kết hợp hệ thống dây cung và khóa thường (bằng dây chun) hoặc khóa tự động để tạo lực nắn chỉnh răng. Phương pháp mang lại hiệu quả nhanh chóng, khắc phục rõ rệt tình trạng khớp cắn ngược do răng và một phần do hàm.
Đồng thời, đây cũng là phương án được nhiều bệnh nhân lựa chọn do có chi phí hợp lý nhất. Tuy nhiên, phương pháp vẫn tồn tại những nhược điểm như: Tính thẩm mỹ không cao và quá trình niềng dễ gây đau đớn, khó chịu.
- Niềng răng mắc cài sứ/pha lê:
Đây là phương pháp cải tiến từ dạng mắc cài kim loại truyền thống nhằm cải thiện tính thẩm mỹ, giúp bệnh nhân có thể tự tin hơn trong giao tiếp. Cụ thể, thay vì các mắc cài chế tác từ kim loại, vật liệu sử dụng ở đây là sứ cao cấp có màu tương tự răng thật hoặc đá Crystal trong suốt giúp phần mắc cài khó bị lộ.
Tương tự niềng răng mắc cài kim loại, bạn cũng có thể lựa chọn loại khóa thường (dây chun) hoặc khóa tự buộc. Loại khóa tự buộc giúp bác sĩ điều chỉnh lực tác động lên răng một cách dễ dàng và chính xác hơn, giúp rút ngắn thời gian điều trị. Phương pháp này có hiệu quả tương đương gắn mắc cài kim loại, tuy nhiên chi phí sẽ cao hơn.
- Gắn mắc cài mặt trong:
Để nâng cao hơn nữa tính thẩm mỹ, đảm bảo mắc cài không bị lộ ra, giúp tự tin hơn trong giao tiếp, bạn có thể lựa chọn phương pháp mắc cài mặt trong. Đây là phương pháp gắn mắc cài kim loại khóa thường hoặc tự động nhưng vào mặt trong của răng thay vì mặt ngoài.
Hiệu quả điều trị bằng cách này hơi kém hơn phương pháp niềng răng gắn mắc cài thông thường vì tác động lực lên răng không mạnh bằng. Đồng thời, bởi vị trí mắc cài được gắn bên trong răng nên dẫn đến cảm giác khó chịu, vướng khi ăn uống, dễ gây tổn thương lưỡi và nướu lợi. Tuy nhiên, vì rất khó để người xung quanh nhận ra bạn đang niềng răng nên phương pháp này vẫn được ưa chuộng.
Ngoài ra, chi phí niềng răng mặt lưỡi cao hơn so với các phương pháp chỉnh nha gắn mắc cài truyền thống.
- Chỉnh nha thẩm mỹ bằng khay trong suốt:
Đây là phương pháp chỉnh nha tối ưu nhất cho bệnh nhân bị khớp cắn ngược mức độ nhẹ đến trung bình và hiệu quả khắc phục phần nào đối với mức độ nặng. Đồng thời, đây cũng là kỹ thuật chỉnh nha tân tiến mang đến tính thẩm mỹ cao nhất và trải nghiệm nhẹ nhàng, không đau nhức, khó chịu như các phương pháp gắn mắc cài.
Bác sĩ sẽ thiết kế phác đồ điều trị phù hợp sau khi thăm khám và lấy dấu răng, từ đó ứng dụng công nghệ tối tân chế tác hệ thống 20 - 40 khay niềng trong suốt bằng nhựa y tế cao cấp. Bệnh nhân sẽ đeo khay niềng theo lộ trình được xây dựng sẵn. Trong quá trình từ 18 - 36 tháng, các khay niềng bám sát răng sẽ tạo lực dịch chuyển các răng về vị trí chuẩn trên cung hàm, từ đó khắc phục các khuyết điểm như khớp cắn lệch.
Các khay niềng có thể được tháo ra khi vệ sinh răng miệng, ăn uống hoặc trong sự kiện quan trọng, đồng thời rất khó nhận biết khi đeo. Điều này giúp khắc phục các khuyết điểm của phương pháp niềng răng mắc cài truyền thống. Tuy nhiên, hiệu quả kém hơn, thời gian điều trị lâu hơn và chi phí cao chính là nhược điểm của phương pháp này.
Hiện nay có nhiều công nghệ thiết kế và cung cấp khay niềng trong suốt đến từ các thương hiệu trong và ngoài nước với những đặc tính và mức giá khác nhau. Trong đó nổi tiếng nhất có thể kể đến như: Invisalign, 3D Clear, eCligner, Zenyum,...
Phẫu thuật xương hàm
Đây là phương pháp duy nhất có thể điều trị triệt để các tình trạng khớp cắn ngược gây ra bởi cấu trúc xương hàm. Với kỹ thuật nha khoa này, bác sĩ sẽ thực hiện cắt gọt và ghép nối hàm sao cho điều chỉnh vị trí 2 hàm cân xứng, hài hòa với nhau.
Đối với các trường hợp khớp cắn lệch nghiêm trọng do cả răng và xương thì chỉ thực hiện chỉnh nha sẽ không đạt hiệu quả điều trị triệt để. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật căn chỉnh lại xương hàm trước và có thể thực hiện niềng răng sau khi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân ổn định, tình trạng xương đã cứng cáp trở lại.
Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi cao về kỹ thuật và tay nghề của bác sĩ để thực hiện chính xác, bảo tồn xương tối đa và ngăn chặn các biến chứng không mong muốn. Đồng thời, người bệnh cần trên 18 tuổi và có sức khỏe tốt, đảm bảo các điều kiện phẫu thuật.
Nếu muốn thực hiện phẫu thuật căn chỉnh xương hàm, bạn cần lựa chọn đơn vị nha khoa uy tín, đảm bảo về chuyên môn, tay nghề bác sĩ. Trước khi chỉ định phẫu thuật, bác sĩ cũng cần thăm khám, chẩn đoán chính xác và tư vấn đầy đủ về nguy cơ hậu phẫu. Việc chăm sóc sức khỏe tổng thể và răng miệng sau phẫu thuật cũng cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Chi phí điều trị khớp cắn ngược là bao nhiêu?
Theo các bác sĩ, có nhiều ý yếu tố ảnh hưởng đến câu trả lời cho câu hỏi “chi phí điều trị khớp cắn ngược là bao nhiêu tiền” như: Tình trạng răng miệng và mức độ, nguyên nhân sai lệch; phương pháp điều trị; cơ sở nha khoa vối đội ngũ bác sĩ, hạ tầng cơ sở vật chất, công nghệ - khí cụ, chính sách khác nhau…
Nếu dựa trên phương pháp điều trị thì mức phí tham khảo khi điều trị cho bệnh nhân bị khớp cắn lệch loại III như sau:
Giá dán sứ Veneers
Dán sứ Veneers có chi phí dao động khoang khoảng từ dao động từ 6.000.000 - 12.000.000 VNĐ/răng tùy thuộc vào dòng sản phẩm mà bạn chọn lựa, cụ thể:
Loại miếng dán | Mức giá tham khảo | Bảo hành |
Veneer Emax CAD (Đức) | Khoảng 5.500.000 - 6.500.000 VNĐ/răng | 5 năm |
Veneer Emax Press (Đức) | Khoảng 6.000.000 - 8.000.000 VNĐ/răng | 5 năm |
Veneer Cercon HT | Khoảng 7.000.000 - 8.000.000 VNĐ/răng | 5 năm |
Veneer Lisi Press (Mỹ) | Khoảng 8.000.000 - 10.000.000 VNĐ/răng | 5 năm |
Veneer Lisi Press Ultra Thin (Mỹ) | Khoảng 10.000.000 - 12.000.000 VNĐ/răng | 5 năm |
Veneer Cercon HT | Khoảng 7.000.000 - 8.000.000 VNĐ/răng | 5 - 7 năm |
Chi phí dán sứ ở mỗi địa chỉ nha khoa sẽ khác nhau tùy thuộc dòng sản phẩm. Ngoài những cái tên uy tín từ các thương hiệu lớn trên thế giới thì một số đơn vị cũng tự thiết kế miếng dán tại phòng Labo giúp khách hàng có lựa chọn tiết kiệm chi phí hơn.
Bảng giá bọc sứ các loại
Tương tự như chi phí dán sứ Veneers cho khớp cắn ngược sẽ phụ thuộc vào loại miếng dán thì giá bọc răng sứ cũng có sự khác nhau giữa các dòng sản phẩm mão sứ đến từ các thương hiệu trên thị trường. Thông thường mức giá bọc sứ sẽ dao động trong khoảng từ 1.000.000 - 9.000.000 VNĐ/răng, cụ thể:
Loại mão sứ | Mức giá tham khảo | Bảo hành |
Mão răng sứ kim loại Ceramco III | Khoảng 1.000.000 - 1.500.000 VNĐ/răng | 3 năm |
Mão răng sứ Titan | Khoảng 2.000.000 - 3.000.000 VNĐ/răng | 5 năm |
Răng toàn sứ Emax (Đức) | Khoảng 3.000.000 - 4.000.000 VNĐ/răng | 5 năm |
Mão toàn sứ Zirconia | Khoảng 5.500.000 - 6.500.000 VNĐ/răng | 10 năm |
Mão răng toàn sứ HI-Zirconia | Khoảng 7.000.000 - 9.000.000 VNĐ/răng | 20 Năm |
Chi phí niềng răng trị khớp cắn ngược
Mỗi phương pháp niềng răng sẽ có mức giá khác nhau tại các cơ sở nha khoa khác nhau. Dưới đây là khảo sát về mức giá niềng răng để bạn đọc tham khảo:
Phương pháp niềng răng | Mức giá tham khảo |
Mắc cài kim loại | Khoảng 15.000.000 - 45.000.000 VNĐ/2 hàm |
Mắc cài sứ | Khoảng 20.000.000 - 60.000.000 VNĐ/2 hàm |
Mắc pha lê | Khoảng 30.000.000 - 60.000.000 VNĐ/2 hàm |
Mắc cài mặt lưỡi | Khoảng 60.000.000 - 100.000.000 VNĐ/2 hàm |
Khay trong suốt | Khoảng 65.000.000 - 120.000.000 VNĐ/2 hàm |
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý rằng tùy thuộc tình trạng lệch khớp cắn, móm và các vấn đề răng miệng khác của bạn, đồng thời phụ thuộc vào loại khóa, số lượng răng gắn mắc cài (khi chọn phương pháp niềng răng mắc cài) cũng như dòng sản phẩm khay niềng (khi chỉnh nha trong suốt) mà mức phí sẽ khác nhau.
Trong một số trường hợp sai lệch khớp cắn nhẹ, bệnh nhân vẫn có thể lựa chọn phương án chỉnh nha cho 1 hàm để tiết kiệm chi phí khi được bác sĩ đồng ý. Tuy nhiên, hầu hết các địa chỉ nha khoa hiện nay luôn khuyến nghị thực hiện niềng răng cho cả 2 hàm để đảm bảo sự đồng đều và cân xứng của 2 hàm.
Giá phẫu thuật xương hàm cho bệnh nhân sai lệch khớp cắn loại III
Chi phí của phẫu thuật xương hàm điều trị khớp cắn ngược và các loại sai lệch khớp cắn khác đều tương đối cao. Mức giá cho một ca phẫu thuật thường dao động vào khoảng 80.000.000 - 150.000.000 VNĐ.
Ngoài ra, tùy thuộc độ chắc chắn và các bệnh lý nha khoa của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ phải thực hiện một số thủ thuật nha khoa điều trị, ghép xương nhân tạo khác. Điều này có thể khiến chi phí điều tăng thêm.
Một số lưu ý quan trọng khi điều trị khớp cắn lệch loại III
Ngoài việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhu cầu và khả năng tài chính, bệnh nhân cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo đạt được kết quả tốt nhất, giúp sở hữu khớp cắn cân xứng, hàm răng đều đẹp:
- Lựa chọn địa chỉ nha khoa và bác sĩ uy tín: Việc quan trọng nhất trước khi quyết định khắc phục tình trạng lệch khớp cắn hay bất kỳ các khiếm khuyết nha khoa nào khác chính là lựa chọn được cơ sở nha khoa và bác sĩ đáng tin cậy. Hãy tìm địa chỉ lớn, có danh tiếng tốt, sở hữu đầy đủ giấy phép cùng hạ tầng cơ sở vật chất hiện đại. Ngoài ra, bạn cũng cần tìm hiểu về trình độ, kinh nghiệm của bác sĩ, đảm bảo có giấy phép hành nghề.
- Tuân thủ chỉ dẫn và lời dặn của bác sĩ: Sau khi thăm khám, chẩn đoán và được tư vấn để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, bạn cần thực hiện các chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo quá trình cũng như hiệu quả điều trị. Đặc biệt đối với phương pháp niềng răng có thời gian dài hay phẫu thuật hàm có nguy cơ biến chứng cao thì càng cần cẩn trọng và tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Trước, trong và sau quá trình điều trị, bệnh nhân đều cần thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách bằng bàn chải lông mềm, tăm nước, chỉ nha khoa, nước súc miệng,... Đặc biệt ngay sau khi dán/bọc sứ, gắn niềng hay phẫu thuật hàm thì việc việc sinh răng miệng sạch nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, điều dưỡng viên.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp: Trong và sau khi điều trị, răng có thể nhạy cảm với một số loại thực phẩm, đồng thời bệnh nhân nên kiêng các loại thức ăn cứng, dai hoặc có tác động xấu đến kết quả điều trị. Do đó, hãy tham vấn bác sĩ để xây dựng chế độ dinh dưỡng đủ chất, kiêng khem những loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe răng miệng và ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình điều trị.
- Chế độ sinh hoạt khoa học: Bệnh nhân nên có chế độ nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, đồng thời thường xuyên vận động đúng cách, hạn chế căng thẳng, thức khuya,... Điều này không chỉ giúp tăng cường sức khỏe, hạn chế bệnh tật mà còn giúp quá trình điều trị nha khoa diễn ra thuận lợi và nhanh chóng phục hồi hơn. Nếu thực hiện chỉnh nha hoặc phẫu thuật hàm, bệnh nhân có thể vận động nhưng tránh tác động mạnh đến xương và hàm răng.
Bài viết trên đã cung cấp chi tiết các thông tin quan trọng về tình trạng khớp cắn ngược. Đây là khiếm khuyết nha khoa thường gặp với nhiều mức độ khác nhau và đều cần được điều trị sớm bằng phương pháp phù hợp. Hãy liên hệ ngay với Trung Tâm ViDental Brace để được tư vấn và hẹn lịch khám sớm nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!