Răng Khểnh

Nhiều người coi răng khểnh là nét duyên dáng mà hiếm người có được, tuy nhiên theo sự thay đổi của quan điểm thẩm mỹ thì nhiều trường hợp hiện nay coi đây là một khuyết điểm của hàm răng. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về tình trạng răng miệng này và một số phương pháp điều chỉnh cho người có nhu cầu sở hữu hàm răng đều đẹp hoàn hảo.

Nhận biết răng khểnh là gì?

Răng khểnh thường là răng nanh bị mọc hi chếch vào trong hoặc ra ngoài mức độ nhẹ so với các răng mọc thẳng trên cung hàm. Răng khểnh thường xuất hiện từ 1 - 2 răng và chủ yếu ở hàm trên.

Thông thường răng khểnh sẽ giúp người sở hữu có được nụ cười cuốn hút và nét duyên dáng đặc biệt. Do đó, theo phương Đông từ xưa coi đây là một nét “duyên ngầm” và được nhiều người ưa chuộng.

Răng khểnh được yêu thích ở nhiều nước phương Đông
Răng khểnh được yêu thích ở nhiều nước phương Đông

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng răng nanh bị khểnh mọc sai lệch quá mức sẽ gây mất thẩm mỹ và khiến việc ăn uống, giao tiếp, vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn. Đồng thời, những chiếc răng này cũng dễ bị nứt, vỡ hơn khi bị va chạm, tai nạn.

Vì vậy, hiện này nhu cầu điều chỉnh răng khểnh về lại vị trí chuẩn hoặc khắc phục tình trạng này nhằm mang đến hàm răng đều đẹp ngày càng gia tăng.

5 nguyên nhân dẫn đến việc sở hữu răng khểnh tự nhiên

Vậy vì sao lại có sự xuất hiện ở một số người nhưng những người khác lại không có? Hiện nay, răng khểnh có thể tạo nên từ nhân tạo, cố tình điều chỉnh vị trí răng nanh trên cung hàm. Tuy nhiên, thông thường các trường hợp có răng khểnh thường là tự nhiên.

Một số nguyên nhân dẫn đến việc sở hữu răng khểnh ở một số người có thể gồm:

  • Do di truyền: Theo các nghiên cứu hiện đại, những đặc điểm răng miệng cũng như trên gương mặt thường được di truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Do đó, nếu ông bà, cha mẹ sở hữu răng khểnh thì thường con cháu cũng có tỷ lệ cao có đặc điểm này. Tuy nhiên, mức độ lệch của răng và tính thẩm mỹ thì sẽ có sự khác nhau.
  • Quá trình mọc răng không đều: Trong giai đoạn mọc răng vĩnh viễn để thay thế răng sứ (khoảng 9 - 12 tuổi), nếu trẻ có hiện tượng răng mọc chen lấn, khấp khểnh hoặc có kích thước không đồng đều, hay cung hàm quá nhỏ có thể dẫn đến tình trạng xuất hiện răng khểnh.
  • Thói quen xấu từ nhỏ: Nếu bé có thói quen nghiến răng, mút tay, bú bình khó bỏ, đẩy lưỡi,... cũng có thể dẫn đến tình trạng răng mọc lệch, bao gồm răng khểnh khi trưởng thành.
  • Tác động ngoại lực: Một số va chạm từ bên ngoài, tai nạn dù không dẫn đến nứt vỡ, gãy răng nhưng cũng có thể khiến vị trí răng trên cung hàm bị sai lệch. Tình trạng này xuất hiện phổ biến ở trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên, dẫn đến tình trạng răng nanh bị lệch (tức bị khểnh) khi trưởng thành.
  • Thủ thuật nha khoa: Do sở thích hoặc yếu tố phong thủy mà nhiều người đã tìm đến các cơ sở nha khoa nhằm mục đích sở hữu chiếc răng khểnh “duyên ngầm”. Hiện nay đã có rất nhiều cách có được răng khểnh nhân tạo này như bọc sứ, trồng răng, niềng chỉnh thẩm mỹ,...

ĐỪNG BỎ LỠ: Tác Hại Khi Khớp Cắn Hở Và Nguyên Nhân Gây Ra Tình Trạng

Các thói quen xấu hồi nhỏ có thể dẫn đến răng nanh mọc lệch
Các thói quen xấu hồi nhỏ có thể dẫn đến răng nanh mọc lệch

Răng khểnh có tốt không? Có nên giữ lại không?

Nhiều người rất quan tâm đến việc răng khểnh có tốt và nên giữ lại không. Thực tế, răng nanh hay răng số 3 giữ nhiều vai trò quan trọng trong cung hàm, cụ thể:

  • Đảm bảo khả năng cắn xé và ăn nhai thức ăn: Răng nanh có nhiệm vụ chính là xé thức ăn, đặc biệt những loại thực phẩm dai, cứng như thịt các loại.
  • Đảm bảo sự cân xứng và tính thẩm mỹ: Răng số 3 trên cung hàm giúp tạo hình và nâng đỡ cơ quanh miệng cũng như trên khuôn mặt. Đồng thời, những chiếc răng này trên hàm trên sẽ luôn lộ ra khi nói, cười. Chính vì vậy, răng nanh ảnh hưởng rất lớn đến tổng thể cân xứng của khuôn miệng và thẩm mỹ gương mặt.
  • Định hướng khớp cắn: Răng nanh cũng tham gia vào việc định hướng chuyển động của khớp cắn và hàm răng, đảm bảo việc di chuyển khi phát âm, ăn uống,..
  • Cân đối lực tác động từ bên ngoài: Mỗi chiếc răng trên cung hàm và đặc biệt là các răng phía trước (răng cửa và răng nanh) sẽ giúp kiểm soát các ngoại lực tác động lên toàn cung hàm, đảm bảo sự an toàn của các răng khi va chạm.

Như vậy, một chiếc răng nanh mọc thẳng, cân đối với cung hàm sẽ đảm bảo được những chức năng, nhiệm vụ trên. Nếu răng số 3 bị lệch tạo thành răng khểnh, dù một số trường hợp sẽ mang lại tính thẩm mỹ đặc biệt, song vẫn tồn tại nhiều nguy cơ như:

  • Chức năng xé, nhai thức ăn bị giảm sút, từ đó ảnh hưởng cả đến quá trình tiêu hóa.
  • Khả năng phát âm bị ảnh hưởng, dễ xuất hiện các tình trạng phát âm không tròn âm rõ chữ.
  • Răng mọc lệch ra ngoài dẫn đến cảm giác cộm cấn, dễ gây tổn thương nướu lợi và niêm mạc khoang miệng.
  • Tăng nguy cơ sau lệch khớp cắn, xô lệch các răng khác trên cung hàm ở trẻ nhỏ, dẫn đến biến dạng khuôn mặt và ảnh hưởng đến cấu trúc xương khi trưởng thành.
  • Thức ăn thừa dễ bám vào các kẽ răng giữa răng nanh và các răng bên cạnh, rất khó vệ sinh sạch sẽ, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn và mảng bám tấn công làm sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy, hỏng răng,...

ĐỌC THÊM: Răng Hô Nhẹ Là Gì? Có Ảnh Hưởng Sức Khỏe Không?

Nhiều tình trạng răng khểnh nặng nên được điều trị
Nhiều tình trạng răng khểnh nặng nên được điều trị

Chính vì những tác hại của chiếc răng khểnh đã liệt kê ở trên mà các bác sĩ nha khoa khuyến nghị nên điều trị để khắc phục tình trạng răng số 3 mọc lệch này, đặc biệt khi tình trạng sai lệch từ trung bình cho đến nghiêm trọng.

3 phương pháp chỉnh răng khểnh để mang đến cung hàm đều đẹp

Như vậy, việc điều trị để đưa răng khểnh về đúng dáng thẳng, cân xứng trên cung hàm nên được thực hiện. Hiện nay có nhiều phương pháp được nhiều người tin chọn để khắc phục tình trạng răng lệch này, trong đó có 3 phương pháp được ưa chuộng nhất gồm:

Bọc răng sứ

Bọc sứ là một dịch vụ thẩm mỹ nha khoa vừa giải quyết được tình trạng răng nanh mọc lệch nhẹ mà còn khắc phục được hiện tượng răng số 3 này bị xỉn màu, ố vàng hay nứt mẻ, bị sâu,... hoặc có kích thước bất cân xứng với các răng còn lại trên cung hàm. Phương pháp này phù hợp cho các tình trạng khểnh răng do mọc lệch mức độ nhẹ cho đến trung bình, có chân răng chắc khỏe.

Ưu điểm của phương pháp:

  • Thời gian thực hiện nhanh chóng chỉ từ 2 - 3 ngày để bệnh nhân điều trị dứt điểm tình trạng răng khểnh, răng mọc lệch mức độ nhẹ, đồng thời mang đến hàm răng đều đẹp tự nhiên.
  • Tính thẩm mỹ cao nhờ mão sứ tương tự răng thật, song vẫn có thể che phủ để khắc phục tất cả các khiếm khuyết về hình thể và màu sắc răng nguyên bản.
  • Răng được bọc đảm bảo được khả năng ăn nhai, chịu lực tốt và hoàn toàn không gây kích ứng.
  • Độ bền cao từ 5 - 20 năm, thậm chí trọn đời tùy thuộc chất liệu chế tác răng sứ và chế độ chăm sóc, tái khám.

Tuy nhiên, bọc sứ răng nanh cũng có một số nhược điểm sau:

  • Bác sĩ cần mài răng thật thành cùi răng, có thể dẫn đến nhiều biến chứng và làm giảm tuổi thọ của răng do răng bị xâm phạm, yếu đi.
  • Quy trình thực hiện đòi hỏi kỹ thuật và chuyên môn cao ở bác sĩ nha khoa, đồng thời yêu cầu sử dụng loại mão sứ tốt, chính hãng để đảm bảo an toàn và độ bền.
  • Sau khi bọc sứ có thể dẫn đến hiện tượng răng nhạy cảm hơn, cần hạn chế ăn thực phẩm quá nóng/lạnh, đồ dai cứng,...
  • Độ bền cao nhất là 20 - 25 năm sẽ cần trùng tu.

Chi phí bọc sứ cho 1 răng thường từ 1.000.000 - 10.000.000 VNĐ/răng tùy thuộc chất liệu và loại mão sứ bệnh nhân lựa chọn, đồng thời cũng có sự khác biệt về giá ở các đơn vị nha khoa khác nhau. Đây là một chi phí hợp lý cho nhiều người khi khắc phục tình trạng lệch 1 răng, tuy nhiên nếu áp dụng cho nhiều răng hay cả hàm thì mức giá này là khá cao.

Bọc sứ được nhiều người chọn để khắc phục răng khểnh
Bọc sứ được nhiều người chọn để khắc phục răng khểnh

Niềng răng khểnh

Đây là phương pháp được nhiều người chọn lựa nhất trong trường hợp răng khểnh mọc lệch quá mức gây khó chịu hoặc dẫn đến nhiều hậu quả khác, đồng thời cũng áp dụng cho các trường hợp răng khấp khểnh cả hàm, sai lệch khớp cắn,... Niềng răng thẩm mỹ được ưa chuộng nhờ hiệu quả, nhanh chóng, điều trị được nhiều tình trạng sai lệch răng và khớp cắn từ nhẹ cho đến nghiêm trọng.

Hiện nay có nhiều phương pháp chỉnh nha mà bạn có thể lựa chọn như: Gắn mắc cài kim loại (thường/khóa tự động), mắc cài sứ (thường/tự động), mắc cài pha lê, gắn mắc cài mặt trong, chỉnh nha không mắc cài,... Mỗi phương pháp sẽ có những ưu và nhược điểm riêng, từ đó có chi phí khác nhau.

Dù là phương pháp nào thì về bản chất, bác sĩ sẽ sử dụng các khí cụ nha khoa chuyên nghiệp để tạo lực tác động lực lên chân và thân các răng nhằm dịch chuyển chúng về vị trí mong muốn trên cung hàm. Sau khi hoành thành phác đồ điều trị sẽ mang lại hàm răng đều đẹp và khớp cắn cân xứng. Quá trình này thường mất từ 12 - 36 tháng.

Đối với các trường hợp răng đều đẹp, chỉ có 1 - 2 chiếc răng khểnh trên cùng một hàm thì bệnh nhân có thể lựa chọn niềng răng 1 hàm. Lúc này, niềng răng khểnh có thể chỉ kéo dài 12 - 18 tháng và chi phí sẽ được tiết kiệm.

KHÁM PHÁ NGAY: Niềng Răng Ở Đâu Tốt - Gợi Ý Ngay Top 21 Nha Khoa Hàng Đầu

Niềng răng giúp cải thiện triệt để răng bị khểnh, mọc lệch
Niềng răng giúp cải thiện triệt để răng bị khểnh, mọc lệch

Nhổ và trồng lại

Nếu bệnh nhân bị mọc lệch răng nanh mức độ nặng, lệch hoàn toàn khỏi vị trí trên cung hàm hoặc răng đã bị gãy, vỡ nặng thì việc bọc sứ hay niềng răng có thể không đạt được hiệu quả như mong muốn. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể khuyến nghị nhổ chân răng và trồng răng Implant để thay thế cho chiếc răng nanh đó.

Phương pháp trồng răng Implant sẽ cấy ghép trụ răng chế tác bằng Titanium không gây kích ứng vào xương hàm để thay thế cho vai trò của chân răng. Sau khi trụ đã tích hợp với răng (thường mất từ 3 - 6 tháng) thì bác sĩ sẽ lắp mão sứ tương tự thân răng lên thông qua khớp nối Abutment. Răng Implant có tuổi thọ cao trên 20 năm, độ bền và tính thẩm mỹ cao nên là lựa chọn của nhiều bệnh nhân.

Nhược điểm của phương pháp này là giá thành cao, từ khoảng 10.000.000 - 40.000.000 VNĐ/răng (bao gồm trụ, khớp nối và mão sứ). Đồng thời, không phải ai cũng đủ tuổi, độ cứng của xương và sức khỏe để thực hiện phẫu thuật cấy trụ. Hơn nữa, vì là kỹ thuật phức tạp nên việc lựa chọn bác sĩ, cơ sở thực hiện uy tín, đủ điều kiện chuyên môn - kỹ thuật không đơn giản.

4 phương pháp trồng răng khểnh nhân tạo

Nếu có những người muốn làm răng nanh bị lệch thẳng trở lại và về đúng vị trí trên cung hàm thì cũng xuất hiện những đối tượng có nhu cầu trồng răng khểnh thẩm mỹ. Hiện nay có 4 phương pháp được chọn lựa nhiều nhất để tạo hình răng khểnh nhân tạo theo nhu cầu:

Đắp Composite

Còn được gọi là hàn răng thẩm mỹ, là phương pháp truyền thống, dễ thực hiện nên có thời gian làm chỉ từ 1 - 2 tiếng đồng hồ/răng. Bác sĩ sẽ dùng chất liệu trám răng Composite dạng dẻo để đắp lên bề mặt bên ngoài của răng số 3, sau đó thực hiện tạo hình răng khểnh cho khách hàng.

Chi phí phải chẳng chỉ từ 300.000 - 1.000.000 VNĐ/răng, thời gian nhanh chóng và không đòi hỏi cao về kỹ thuật, bác sĩ chính là ưu điểm nổi bật của phương pháp này. Tuy nhiên, kèm theo đó là tuổi thọ thẩm, thường chỉ được 2 - 5 năm, đồng thời tính thẩm mỹ không tối ưu.

Dán răng sứ Veneers

Phương pháp này sẽ sử dụng một miếng sứ siêu mỏng để dán lên bề mặt bên ngoài răng, có thể tạo hình giúp răng nanh chếch nhẹ về phía trước theo mong muốn của khách hàng. Không chỉ giúp tạo hình răng như mong muốn, miếng dán sứ còn giúp che phủ các khuyết điểm khác của răng thật như: Răng xỉn màu, ố vàng, loang lổ, sâu răng, thưa răng, nứt,...

Dán sứ siêu mỏng giúp tạo hình răng đẹp
Dán sứ siêu mỏng giúp tạo hình răng đẹp

Ưu điểm vượt trội của phương pháp này so với đắp tạo hình bằng Composite chính là tuổi thọ cao hơn, từ 7 - 20 năm nếu thực hiện đúng kỹ thuật và chăm sóc hợp lý. Bên cạnh đó, tính thẩm mỹ cao cũng là điểm cộng cực lớn của dán sứ Veneers.

Tuy nhiên, với phương pháp này, bạn sẽ cần cẩn trọng trong việc lựa chọn bác sĩ nha khoa và cơ sở thực hiện uy tín, chất lượng. Đồng thời, mức giá sẽ cao hơn, cụ thể khoảng từ 7.000.000 - 10.000.000 VNĐ/răng.

Bọc răng sứ

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ thực hiện mài răng nanh thật để làm cùi răng, sau đó bọc mão sứ bên ngoài để tạo hình răng. Không chỉ giúp tạo hình răng khểnh theo yêu cầu mà phương pháp này giúp giải quyết triệt để các tình trạng răng nứt vỡ, sâu răng mức độ trung bình cùng các vấn đề về màu răng.

Một ưu điểm khác của phương pháp này là tuổi thọ răng cao từ 7 - 25 năm tùy thuộc loại mão sứ và cách chăm sóc. Bên cạnh đó, răng sau khi bọc có độ bền cao, khả năng chịu thực tốt giúp đảm bảo khả năng ăn nhai.

Tuy nhiên, phương pháp cần mài răng thật, do đó có thể dẫn đến những nguy cơ như răng nhạy cảm, dễ gãy rụng,... Bên cạnh đó, sau khi hết hạn, bệnh nhân cần thực hiện bọc lại khá tốn kém và mất nhiều thời gian.

Mức giá thực hiện bọc sứ tùy thuộc vào loại mão sứ được chọn lựa, thông thường dao động trong khoảng từ 5.000.000 - 15.000.000 VNĐ/răng.

Nhổ răng nanh và trồng Implant

Đây là phương pháp phục hình răng tân tiến, có thể giúp bạn sở hữu răng khểnh nhân tạo vĩnh viễn và giống y răng thật. Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ cần nhổ bỏ răng nanh thật dù có thể không bị sâu răng, gãy vỡ nghiêm trọng,...

Với cách này, bác sĩ sẽ cần loại bỏ răng nanh thật sự, sau đó thực hiện phẫu thuật cấy ghép trụ Titanium vào xương hàm tại vị trí chân răng nanh. Sau khi mất 3 - 6 tháng tích hợp hoàn toàn, bác sĩ sẽ lắp khớp nối Abutment và mão sứ thay thế cho thân răng. Lúc này, tương tự như bọc răng, mão sứ sẽ giúp tạo hình răng khểnh cân xứng và thẩm mỹ nhất.

Độ bền của răng trồng theo phương pháp Implant từ 20 - 50 năm, thậm chí trọn đời nếu chăm sóc đúng cách. Độ bền cao, khả năng ăn nhai như răng thật và tính thẩm mỹ tối đa chính là những ưu điểm vượt trội của phương pháp này.

Nhổ và trồng răng nanh khểnh có độ bền vĩnh viễn
Nhổ và trồng răng nanh khểnh có độ bền vĩnh viễn

Tuy nhiên, chi phí trồng răng Implant là cao nhất trong 4 phương pháp, dao động từ 10.000.000 - 40.000.000 VNĐ/răng. Đồng thời, phương pháp tân tiến này có yêu cầu cao đối với trình độ chuyên môn cũng như tay nghề của bác sĩ thực hiện.

Giải đáp 4 câu hỏi thường gặp nhất về răng khểnh

Ngoài những thông tin tổng quan về cách nhận biết, nguyên nhân, ảnh hưởng và phương pháp điều chỉnh răng khểnh về lại răng thẳng thì nhiều người sở hữu những chiếc răng này cũng có nhiều câu hỏi khác muốn được giải đáp. Hiểu rõ nhu cầu đó, chúng tôi đã tổng hợp 4 câu hỏi thường gặp nhất để các chuyên gia của Viện Niềng răng Thẩm mỹ Quốc Tế - ViDental Brace giải đáp:

Phân biệt răng khểnh và răng nanh như thế nào?

Răng khểnh chính là răng nanh, nằm ở vị trí thứ 3 trên cung hàm khi tính từ răng cửa vào bên trong. Tuy nhiên, răng nanh được gọi là răng khểnh khi chúng bị mọc chếch về phía trước thay vì mọc thẳng đứng và cân xứng với các răng khác.

Trên cả hai hàm sẽ có 4 chiếc răng nanh, tuy nhiên thông thường răng khểnh sẽ xuất hiện ở 2 chiếc thuộc hàm trên. Một người có thể bị khểnh 1 - 2 răng nanh hoặc cả 4 răng.

Vì sao vẫn có nhiều người muốn sở hữu hoặc loại bỏ răng khểnh?

Răng khểnh tự nhiên đẹp hay xấu sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố và khác nhau ở mỗi người. Điều này dẫn đến việc có người yêu thích cũng có người không ưa răng khểnh xuất hiện trên hàm răng của mình.

Tuy nhiên, quan niệm của nhiều người phương Đông cho rằng chiếc răng khểnh duyên dáng sẽ mang đến vẻ dễ thương, đáng yêu và tươi tắn cho cả nam lẫn nữ. Đặc điểm này được cho là mang lại sức hút khó cưỡng. Đồng thời, đây cũng được coi là một yếu tố nhân tướng học tốt, từ đó dẫn đến nhiều người mong muốn sở hữu răng khểnh.

Để sở hữu chiếc răng khểnh như mong muốn, nhiều người đã tìm đến một số thủ thuật tạo răng khểnh nhân tạo như: Dán sứ, bọc răng sứ, trồng răng giả,... Việc tạo răng khểnh giả giúp đảm bảo được tính thẩm mỹ và độ sai lệch của răng, không gây nên hiện tượng “xấu - đẹp ngẫu nhiên” như răng thật.

KHÁM PHÁ Ở ĐÂY: Danh Sách Top 9 Bác Sĩ Niềng Răng Giỏi Ở Hà Nội - Đâu Là Tiêu Chí Chọn Bác Sĩ Phù Hợp

Nhiều người phương Tây chuộng răng đều, thẳng "tăm tắp"
Nhiều người phương Tây chuộng răng đều, thẳng "tăm tắp"

Ngược lại với quan điểm ưa chuộng răng khểnh, hầu hết các nước phương Tây lại thích hàm răng đều đẹp, thẳng tắp nên răng khểnh được coi là một khuyết điểm trên cung hàm. Ngoài ra, đặc điểm răng nanh nhọn, nổi bật và chếch ra ngoài tương tự mô tả vẻ ngoài của ma cà rồng, điểm báo của tai ương nên càng không được yêu thích. Chính vì vậy, người phương Tây thường chọn lựa các thủ thuật nha khoa để loại bỏ, điều chỉnh răng nanh lệch về bình thường.

Niềng răng có thể giữ lại răng khểnh được không?

Nhiều người có răng khểnh nhưng đồng thời cũng có các tình trạng hô, răng móm, thưa răng, sai lệch khớp cắn,... nên có nhu cầu niềng răng thẩm mỹ để điều trị. Tuy nhiên, một số trường hợp mong muốn chỉnh nha vẫn giữ lại được chiếc răng khểnh tự nhiên. Vậy liệu điều này có thể thực hiện được hay không?

Theo các chuyên gia, thực tế vẫn có thể thực hiện điều chỉnh các răng khác và giữ lại răng khểnh, tuy nhiên điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình và kết quả niềng răng. Khi chỉnh nha, các bác sĩ luôn đặt việc điều chỉnh khớp cắn về vị trí chuẩn, cân xứng lên hàng đầu, hạn chế tối đa các khuyết điểm trên cung hàm.

Do đó, nếu giữ nguyên răng khểnh khi niềng có thể dẫn đến quá trình chỉnh các răng khác gặp khó khăn và kéo dài thời gian điều trị, đồng thời có thể dẫn đến khớp cắn không thể về vị trí chuẩn nhất. Chính vì vậy mà các chuyên gia luôn cảnh báo về nguy cơ của việc giữ lại răng khểnh khi chỉnh nha và khuyến nghị không nên thực hiện.

Niềng răng có thể giữ lại răng khểnh nhưng không nên
Niềng răng có thể giữ lại răng khểnh nhưng không nên

Khi nào nên và không nên điều trị răng khểnh?

Dù được khuyến khích nên điều trị răng khểnh, đưa răng nanh về lại vị trí và hình dáng bình thường trên cung hàm, tuy nhiên quá trình thực hiện có thể gây tổn thương, xâm phạm răng thật. Do đó, trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ không khuyến nghị áp dụng phương pháp điều chỉnh răng khểnh, cụ thể như:

  • Toàn bộ hàm răng của bạn đều thẳng tắp, đều đẹp và chỉ có 1 - 2 chiếc răng nanh bị khểnh.
  • Răng nanh bị chếch ở mức độ nhẹ, không gây mất thẩm mỹ hay vướng víu.

Trong khi đó, nếu xuất hiện một trong những dấu hiệu sau thì bạn nên thực hiện phương pháp loại bỏ hoặc điều chỉnh:

  • Thường xuyên bị dắt thức ăn thừa, xuất hiện mảng bám nhiều quanh răng khểnh.
  • Răng khểnh rõ, gây vướng víu và khó khăn trong việc khép miệng, phát âm, ăn uống hay vệ sinh răng miệng,...
  • Răng có dấu hiệu viêm nhiễm, sâu răng, ố vàng,...

Lưu ý cách chăm sóc và vệ sinh khi sở hữu răng khểnh

Nếu bạn đang sở hữu răng khểnh và chưa có dự định khắc phục tình trạng này thì hãy lưu ý một số vấn đề về việc chăm sóc cũng như vệ sinh hàng ngày như sau:

  • Nên sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để làm sạch kẽ răng, đặc biệt ở hai bên răng khểnh.
  • Sử dụng bàn chải lông nhỏ để vệ sinh sạch răng, nên đánh răng khoảng 2 lần/ngày và súc sạch miệng ngay sau khi ăn.
  • Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra bệnh lý và đánh giá tình trạng toàn bộ hàm răng.
  • Nếu trẻ nhỏ có các thói quen xấu tăng nguy cơ làm sai lệch răng cũng như khớp cắn như: Mút ngón tay, dùng lưỡi đẩy răng, cắn các vật cứng,...
  • Hạn chế ăn hay uống các thực phẩm chứa màu sắc đậm, dễ gây nhiễm màu cho răng.
  • Không hút thuốc lá.

Khám định kỳ nha khoa để đảm bảo sức khỏe răng miệng của bạn
Khám định kỳ nha khoa để đảm bảo sức khỏe răng miệng của bạn

Như vậy, trên đây đã cung cấp đầy đủ những thông tin về răng khểnh. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những chiếc răng nanh độc đáo này và có lựa chọn phù hợp bản thân.

GỢI Ý BÀI VIẾT:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Brace - Hà Nội: TT Tầng 3 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 963.000.804

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 963.000.804

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Brace - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 3 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Brace - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309