Trồng Răng Có Niềng Được Không? 4 Lưu Ý Bạn Cần Biết

Có nhiều bệnh nhân mong muốn thực hiện chỉnh nha thẩm mỹ để có hàm răng đều đẹp và đầy đặn. Tuy nhiên, các trường hợp đã thực hiện cấy ghép Implant hoặc lắp cầu sứ thường băn khoăn không biết liệu trồng răng có niềng được không? Nếu bạn cũng đang thắc mắc vấn đề này, hãy theo dõi ngay những thông tin được chia sẻ dưới bài viết này để có câu trả lời chính xác.

Trồng răng có niềng được không?

Trước khi trả lời câu hỏi “trồng răng có niềng được không”, hãy cùng phân tích, tìm hiểu sâu hơn về hai thủ thuật nha khoa này.

Trồng răng là gì? Có ảnh hưởng gì?

Trồng răng là phương pháp cấy ghép răng giả để phục hình răng đã mất trên khung hàm. Phương pháp này được nghiên cứu bởi bác sĩ phẫu thuật chỉnh nha người Thụy Điển Per-Ingvar Brånemark. Hiện nay phương pháp trồng răng được sử dụng rộng rãi để khắc phục các tình trạng răng như: Mất một răng, mất nhiều răng, mất răng nguyên hàm,… Trồng răng mang tới hiệu quả phục hình răng đã mất toàn diện và lâu dài.

Trồng răng giúp phục hình răng đã mất hiệu quả
Trồng răng giúp phục hình răng đã mất hiệu quả

Với những bệnh nhân mất răng do tai nạn, tuổi tác, bệnh lý răng miệng,… trồng răng giúp phục hình răng toàn diện, hoàn chỉnh như răng thật với độ bền cao. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp răng bị mất lâu năm sẽ không phải gặp tình trạng tiêu xương, thụt lợi tại chân răng và ổn định khung răng, thực hiện chức năng nhai cắn tốt.

Thế nào là niềng răng? Tác động gì đến răng?

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha thẩm mỹ áp dụng rộng rãi để điều trị tình trạng răng gặp vấn đề như răng hô, răng móm, răng khấp khểnh, răng mọc lệch, lệch khớp cắn,…

Có nhiều phương pháp niềng răng được sử dụng hiện nay, được chia thành 2 nhóm chính gồm: Niềng răng sử dụng mắc cài và niềng răng không sử dụng mắc cài. Mỗi phương pháp niềng răng đều tồn tại những ưu điểm cùng những mặt hạn chế nhất định. Tuy nhiên, nhìn chung các phương pháp niềng răng đều tác động tới răng với mục đích chung liên quan đến sức khẻo răng miệng về lâu dài như:

  • Niềng răng giúp hàm răng thẳng hàng, đều đặn, nụ cười đẹp thêm tự tin.
  • Cải thiện chức năng của hàm và khớp cắn.
  • Niềng răng giúp hạn chế biến chứng rối loạn khớp thái dương và một số bệnh lý răng miệng.
  • Cải thiện khả năng phát âm, đặc biệt quan trọng với những người cần giao tiếp và giọng nói mỗi ngày.

Giải đáp: Sau khi trồng răng có niềng được không?

“Trồng răng có niềng được không” có lẽ là điều mà nhiều bệnh nhân thường thắc mắc khi mong muốn chỉnh nha thẩm mỹ nhưng lại lo lắng vì từng thực hiện trồng răng giả trước đó.

Trồng răng có niềng được không là thắc mắc của nhiều người
Trồng răng có niềng được không là thắc mắc của nhiều người

Như đã giới thiệu, khi thực hiện trồng răng, bác sĩ sẽ cố định trụ implant hoặc bắc cầu sứ vào phần xương hàm nên khả năng di chuyển của những chiếc răng giả được cấy ghép rất hạn chế khi so với răng thật. Chính vì vậy nên việc có thể thực hiện niềng sau khi đã trồng răng không phụ thuộc vào rất nhiều vào vị trí cũng như phương pháp sử dụng cấy ghép răng giả.

Bên cạnh đó, hiểu rõ bản chất của việc niềng răng là di chuyển vị trí các răng trên cung hàm về đúng vị trí mong muốn giúp hàm răng thẳng hàng và đều đặn. Quá trình này yêu cầu sử dụng hệ thống mắc cài cố định trên răng kèm những dây cung hoặc hệ thống khay niềng ôm sát với chức năng tạo lực tác động lên răng, di chuyển các răng về đúng vị trí theo thời gian.

Tác động lực kéo – đẩy và dịch chuyển răng diễn ra liên tục trong thời gian từ 6 đến 24 tháng tùy vào tình trạng răng miệng cũng như vấn đề răng đang gặp phải. Kết quả quá trình niềng răng sẽ mang lại cho bạn hàm răng đều đặn, thẳng hàng với khớp cắn hai hàm chuẩn xác hơn.

Như vậy, nhìn chung có thể thấy được rõ sự đối lập trong nguyên tắc hoạt động cũng của 2 hoạt động trồng răng và chỉnh nha. Với hoạt động trồng răng sẽ cố định chân trụ vào xương hàm (đối với Implant) hoặc mão sứ vào 2 răng bên cạnh (đối với cầu răng sứ) một cách chắc chắn, trong khi đó thì niềng răng sẽ phải sử dụng tới hệ thống mắc cài cùng dây cung hay khay niềng để tạo lực kéo – đẩy để di chuyển vị trí các răng.

Mặc dù đối lập về cách thức điều trị nhưng khi trả lời câu hỏi “trồng răng có niềng được không”, các bác sĩ nha khoa chia sẻ vẫn có thể thực hiện. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo sẽ tốt hơn nếu bệnh nhân thực hiện chỉnh nha thẩm mỹ trước rồi mới bắt đầu quá trình trồng răng. Đồng thời, việc đánh giá tình trạng răng giả được trồng có thể chỉnh nha hay không cũng cần được thực hiện trước khi bắt đầu xây dựng phác đồ niềng.

Có thể niềng răng sau khi trồng răng giả
Có thể niềng răng sau khi trồng răng giả

Trường hợp nào có thể và không thể niềng sau khi trồng răng?

Chỉnh nha sau khi trồng răng tương đối khó khăn nên không phải mọi trường hợp đều có thể thực hiện. Đó là vì sau khi niềng răng, đối với răng thật sẽ có hệ thống dây chun chỉnh nha hỗ trợ nên có thể dịch chuyển dễ dàng trong xương hàm , tuy nhiên với răng giả có trụ Implant tích hợp sâu vào xương hàm thì không thể di chuyển trong được.

Dưới đây là các trường hợp có thể và không thể thực hiện chỉnh nha sau khi trồng răng, bao gồm:

Trường hợp khuyến cáo không nên thực hiện chỉnh nha

Có những trường hợp bác sĩ nha khoa khuyến cáo không nên thực hiện niềng hoặc cấm tuyệt đối thực hiện điều trị chỉnh nha như:

  • Trồng răng sứ cả hàm: Với trường hợp này bạn không cần phải thực hiện niềng răng. Lí do là bởi trước khi bắt đầu quá trình trồng răng sứ, các răng đã được bác sĩ sắp xếp, cố định thẳng hàng nên bạn không cần lo ngại tình trạng răng gặp vấn đề bị hô, móm, sai khớp cắn,… Ngoài ra, trồng răng sứ cũng có thể phải mài răng nên bạn không thể thực hiện niềng răng được nữa.
  • Cấy ghép trụ Implant nhiều răng: Việc cấy ghép trụ Implant thường được cố định và tích hợp chắc chắn vào phần xương hàm. Chính vì vậy, phần trụ Implant và răng giả được trồng sẽ không thể tháo rời hay có khả năng dịch chuyển. Như vậy, khả năng bạn niềng răng để dịch chuyển vị trí răng trên khung hàm là hoàn toàn không thể được.

Trường hợp có thể thực hiện chỉnh nha sau khi trồng răng giả

Trả lời câu hỏi “trồng răng có niềng được không”, nhìn chung theo chia sẻ từ nhiều chuyên gia nha khoa, trồng răng giả vẫn có thể thực hiện chỉnh nha được. Tuy nhiên, với mỗi trường hợp răng miệng cụ thể sẽ có những cách và phương pháp xử lý, thực hiện khác nhau. Có rất nhiều lựa chọn trong phương pháp chỉnh nha, dựa vào tình trạng cụ thể của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương án điều chỉnh răng phù hợp.

Dựa vào phương pháp trồng răng để quyết định có niềng răng được không
Dựa vào phương pháp trồng răng để quyết định có niềng răng được không

Một số trường hợp có thể thực hiện chỉnh nha sau khi cấy ghép răng giả bao gồm:

  • Trồng răng giả bọc mão răng sứ:

Khi bạn thực hiện trồng răng bằng phương pháp bọc răng sứ thì những chiếc răng này vẫn có thể thực hiện niềng được như bình thường. Tuy nhiên, vì chúng đã qua tác động mài mòn trực tiếp nên sẽ yếu hơn răng thật.

Chính vì vậy nên trước khi bắt đầu quá trình niềng răng, bác sĩ sẽ phải quan sát và đánh giá chân răng trong 3 tháng đầu. Khi này, bác sĩ sẽ theo dõi và đánh giá tình trạng xem vị trí chân răng có gặp vấn đề tiêu xương hay để lên phác đồ cũng như phương án điều trị chỉnh nha phù hợp.

  • Trồng răng Implant đơn lẻ:

Đối với bênh nhân cấy trồng răng giả bằng trụ Implant đơn lẻ vẫn có thể niềng các răng kế bên. Đó là vì những răng giả có gắn trụ Implant đã được cố định, cấy tích hợp vào xương hàm chắc chắn nên sẽ không thể tác động hay di chuyển được, do đó khi thực hiện niềng răng, bác sĩ sẽ không đặt lực vào các răng trụ Implant.

Như vậy, các trường hợp trồng răng giả được chỉ định có thể niềng là bọc mão răng sứ và trồng Implant đơn lẻ. Tuy nhiên, việc thực hiện chỉnh nha thẩm mỹ hay không cũng còn phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của từng đối tượng cũng như vấn đề răng miệng nếu có. Do vậy, để biết chính xác bạn có thể thực hiện niềng răng sau khi thực hiện trồng răng giả hay không, hãy tới trực tiếp phòng khám để được các bác sĩ nha khoa tư vấn và hỗ trợ.

Quy trình niềng răng sau khi cấy ghép răng giả

Qua những phân tích trên, có lẽ bạn đọc đã có lời giải cho câu hỏi “trồng răng có niềng được không”. Vậy quy trình niềng răng sau khi cấy ghép răng giả có phức tạp không?

Câu trả lời là quy trình thực hiện chỉnh nha thẩm mỹ đối với bệnh nhân từng trồng răng giả sẽ có đôi chút khó khăn hơn thông thường. Tuy nhiên, với tiến bộ công nghệ và hỗ trợ trang thiết bị hiện đại, đây không còn là trở ngại lớn đối với các bác sĩ nha khoa. Quy trình thực hiện niềng răng sau khi trồng răng giả thường trải qua các bước:

  • Bước 1 – Thăm khám và tư vấn tình trạng răng:

Trước hết, bác sĩ thực hiện thăm khám, chụp X – quang toàn bộ răng miệng của người bệnh. Việc này giúp bác sĩ kiểm tra, đánh giá được cấu trúc hàm, răng, nướu, xương và vị trí phần răng cấy ghép. Từ đó, bác sĩ sẽ phân tích tình trạng răng miệng và tư vấn bệnh nhân phương án điều trị phù hợp và tốt nhất.

Bác sĩ thăm khám và tư vấn tình trạng răng
Bác sĩ thăm khám và tư vấn tình trạng răng
  • Bước 2 – Chi tiết kế hoạch và lộ trình điều trị:

Trên cơ sở các thông tin thu thập, quan sát và đánh giá được từ tình trạng răng, cấu trúc hàm, răng, nướu, xương và phần răng giả được trồng, bác sĩ lên chi tiết kế hoạch cũng như lộ trình điều trị cho bệnh nhân. Kế hoạch điều trị chi tiết sẽ bao gồm phương pháp điều trị, vị trí răng cần thực hiện, kết quả, thời gian và chi phí cụ thể cần chi trả.

  • Bước 3 – Vệ sinh và điều trị tổng quát răng miệng:

Sau khi bệnh nhân đồng ý với kế hoạch điều trị cũng như các điều khoản 2 bên đối với phòng khám nha khoa thực hiện điều trị thì bác sĩ có thể bắt đầu những bước đầu trước khi thực hiện niềng răng.

Trước khi bắt đầu quá trình niềng, bác sĩ sẽ vệ sinh tổng quát răng miệng, loại bỏ những mảng bám, cao răng để giảm thiểu tối đa nguy cơ vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm cũng như giữ khoang miệng được sạch sẽ.

Ngoài ra, nếu bạn gặp các vấn đề bệnh lý về răng khác như sâu răng, bệnh chu nha, viêm sưng,… thì bác sĩ sẽ tiến hành điều trị dứt điểm rồi bắt đầu niềng.

  • Bước 4 – Bắt đầu thực hiện chỉnh nha:

Tại các vị trí răng chỉ định hoặc cần niềng, bác sĩ gắn hệ thống mắc cài cùng dây cung tạo lực dịch chuyển răng. Trong trường hợp chỉnh nha theo phương pháp không mắc cài, bạn sẽ được thiết kế khay niềng riêng, phù hợp với khuôn hàm dùng thay thế chức năng cho hệ thống mắc cài. Đồng thời, bác sĩ cũng hướng dẫn bệnh nhân chi tiết cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng trong suốt thời gian chỉnh nha.

Thực hiện quá trình chỉnh nha
Thực hiện quá trình chỉnh nha
  • Bước 5 – Theo dõi và duy trì kết quả niềng răng:

Bác sĩ sẽ hẹn bạn lịch tái khám định kỳ khoảng từ 2 đến 4 tuần mỗi lần để theo dõi tình trạng các răng điều trị và thực hiện những điều chỉnh lực kéo dịch chuyển răng nếu cần thiết. Sau khoảng thời gian thực hiện niềng từ 6 đến 24 tháng, khi các răng đã được dịch chuyển về đúng vị trí trên khuôn hàm đúng với mong muốn của bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành tháo niềng.

Lúc này, quá trình niềng răng đã hoàn tất, bạn sẽ cần sử dụng một khay răng duy trì theo chỉ định của bác sĩ. Hàm duy trì có thể bằng nhựa và bằng sắt, có nhiệm vụ chính là cố định răng, duy trì kết quả niềng răng cho bạn.

Trồng răng có niềng được không? 4 lưu ý bạn cần biết

Bên cạnh vấn đề “trồng răng có niềng được không”, thì có một số các lưu ý bạn cũng cần quan tâm tới khi đang có ý định thực hiện chỉnh nha sau khi cấy ghép răng giả. Thực hiện chỉnh nha sau khi trồng răng khiến răng rất nhạy cảm.

Chính vì vậy, để niềng răng sau khi cấy ghép răng giả đạt hiệu quả tốt, bạn cần lưu ý các vấn đề như:

Lựa chọn đơn vị điều trị uy tín có chuyên môn cao

Niềng răng sau khi đã thực hiện cấy ghép răng giả không phải một kỹ thuật dễ dàng, quy trình này rất khó và đòi hỏi nhiều về mặt kỹ thuật cũng như trang thiết bị điều trị. Chính vì vậy, việc lựa chọn đơn vị điều trị uy tín, chất lượng là điều tiên quyết ảnh hưởng tới quá trình và kết quả điều trị niềng răng của bạn.

Những phòng khám nha khoa có công nghệ niềng răng hiện đại, đa dạng phương pháp niềng răng sẽ mang tới cho bạn nhiều sự lựa chọn và hỗ trợ quá trình chỉnh nha đạt hiệu quả cao.

Bên cạnh đó, một trong những điểm cần ưu tiên khi lựa chọn đơn vị điều trị là đội ngũ bác sĩ nha khoa tay nghề khéo léo, chuyên môn và trình độ cao. Tay nghề trong ngành lâu năm, nhiều kinh nghiệm điều trị sẽ giúp mang đến cho bạn quá trình thuận lợi, chu đáo và kết quả tốt nhất.

Lựa chọn đơn vị phòng khám đạt tiêu chuẩn về cơ sở vật chất và đội ngũ bác sĩ
Lựa chọn đơn vị phòng khám đạt tiêu chuẩn về cơ sở vật chất và đội ngũ bác sĩ

Chú ý tới các thực phẩm ăn uống trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày

Như đã phân tích, khi thực hiện niềng răng sau quá trình trồng răng giả, phần răng sẽ rất nhạy cảm, các chức năng của răng và hàm bị hạn chế nhiều nên cần chú ý tới các thực phẩm ăn uống trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày rất nhiều. Bên cạnh việc cân đối, đáp ứng đủ chất và đủ dinh dưỡng cho cơ thể, bạn cần chú ý tới:

  • Đồ ăn cứng, dai, khó nhai và cần dùng lực cắn mạnh: Thời điểm này, răng rất yếu và thực hiện nhai cắn mạnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới răng và niềng. Điều này có thể gây ra các vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe của răng và kéo dài thời gian điều trị.
  • Ưu tiên sử dụng các thực phẩm mềm: Các bác sĩ luôn khuyên người điều trị niềng răng nên sử dụng các thực phẩm mềm để răng được hoạt động thoải mái, áp lực lên răng và niềng không quá mạnh.
  • Cắt giảm các đồ uống khiến răng quá nhạy cảm: Tránh các đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh, đồ uống chua, đồ uống có ga và đồ uống nhiều đường để không ảnh hưởng tới khí cụ, cũng như hạn chế tối đa nguy cơ sâu răng trong khi niềng.

Chăm sóc răng trụ Implant sau khi niềng

Để đạt hiệu quả điều trị cũng như bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt, cần chế độ và vệ sinh răng đặc biệt, bao gồm:

  • Sử dụng sản phẩm hỗ trợ vệ sinh răng miệng gồm nước súc miệng diệt khuẩn, chỉ nha khoa, máy tăm nước vệ sinh sạch sâu kẽ răng và hai bên má.
  • Vệ sinh răng miệng ít nhất 3 lần/ngày bằng bàn chải lông tơ, hiệu quả hơn nếu sử dụng bàn chải điện ở chế độ dành cho răng nhạy cảm.
  • Sử dụng kem đánh răng chứa Fluoride để vệ sinh răng miệng hàng ngày.

Thay đổi thói quen vệ sinh và chăm sóc răng miệng khoa học để bảo vệ sức khỏe
Thay đổi thói quen vệ sinh và chăm sóc răng miệng khoa học để bảo vệ sức khỏe

Tuân thủ theo đúng kế hoạch điều trị từ bác sĩ

Đặc biệt, tuân thủ đúng kế hoạch điều trị mà bác sĩ đã lên và hướng dẫn chi tiết. Thực hiện tái khám đầy đủ theo lịch hẹn để được theo dõi, đánh giá tình trạng, tốc độ điều trị và xử lý những phát sinh nếu có nhanh chóng nhất.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đọc đã có câu trả lời cho câu hỏi “trồng răng có niềng được không” cũng như tìm hiểu thêm các thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề này. Nếu bạn còn thắc mắc hay gặp vấn đề liên quan tới răng miệng, đừng ngần ngại liên hệ tới ViDental Brace để được tư vấn hỗ trợ từ đội ngũ chuyên gia nhiều năm trong nghề.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

5000+ Người đã thành công
hãy là người tiếp theo

Khách hàng trải nghiệm tại Viện niềng răng Vidental
Hệ thống cơ sở
VĂN PHÒNG ĐIỀU HÀNH

LK 56, Đường số 23, Khu đô thị Thành phố Giao lưu, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental - Yteeth : Lô 13, khu đấu giá Tân Triều, Thanh Trì, Hà Đông, HN (cạnh FPT shop ngã 3 Yên Xá)

ViDental - NewGate : Số 4 Đặng Tất, P. Tân Định, Q.1, TP. HCM

ViDental - NewGate : 218 Tân Hương, P. Tân Quý, Q. Tân Phú, TP. HCM

ViDental - Apec : 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM

ViDental - WinSmile : Số 51B đường Lê Duẩn, Phường Cửa Nam, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

ViDental - Guva : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Số 179, đường Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM (Đang nâng cấp)

Số 7 Ngách 8/11 Đường Lê Quang Đạo, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội (Đang nâng cấp)

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309