Giải Đáp: Tư Thế Ngủ Khi Niềng Răng Đúng Chuẩn Như Thế Nào?

Trong giai đoạn niềng răng, bạn sẽ phải thay đổi một vài thói quen nhỏ để cơ thể thích nghi với hệ thống khí cụ, kể cả tư thế ngủ. Vậy tư thế ngủ khi niềng răng đúng chuẩn như thế nào? Những thông tin mà Trung Tâm ViDental Brace dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời bạn đọc cùng tham khảo. 

Tư thế ngủ có ảnh hưởng gì đến quá trình niềng răng không?

Trong giai đoạn đầu khi mới niềng răng, bạn sẽ gặp các triệu chứng đau nhức sưng tấy do cơ thể chưa kịp thích nghi với lực tác động từ hệ thống khí cụ. Điều này có thể gây ảnh hưởng không tốt đến thói quen sinh hoạt, đặc biệt là giấc ngủ.

Lúc này, bạn cần điều chỉnh tư thế ngủ khi niềng răng để hạn chế cơn đau nhức và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Mặt khác, tư thế ngủ không đúng có thể khiến mắc cài va chạm vào phần má gây khó chịu, thậm chí rách má do mắc cài quá sắc nhọn.

Tư thế ngủ khi niềng răng không đúng có thể khiến mắc cài va chạm vào phần má gây khó chịu
Tư thế ngủ khi niềng răng không đúng có thể khiến mắc cài va chạm vào phần má gây khó chịu

Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng về tư thế ngủ khi niềng răng ảnh hưởng đến quá trình niềng răng. Lý do bởi, cơ thể có khả năng thích ứng rất cao, do đó khi đã niềng răng được một thời gian, việc ngủ với hệ thống mắc cài trong trong miệng không phải việc quá khó khăn.

Hướng dẫn tư thế ngủ khi niềng răng đúng chuẩn

Niềng răng là một quá trình dài, đòi hỏi sự phối hợp của cả bác sĩ và bệnh nhân. Chính vì vậy, người niềng răng nên tuân thủ việc chăm sóc răng miệng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, đặc biệt là tư thế ngủ. Vậy tư thế ngủ khi niềng răng đúng chuẩn như thế nào?

Theo các chuyên gia, đêm đầu tiên sau khi gắn mắc cài bạn sẽ có cảm giác đau nhức, khó chịu. Lúc này, bạn nên giữ tư thế nằm ngửa để hạn chế sự tiếp xúc giữa miệng và hệ thống mắc cài. Đồng thời, bạn không di chuyển môi quá nhiều, điều này có thể gây va chạm với mắc cài và tạo ra các vết thương lở loét bên trong khoang miệng.

Nằm ngửa là tư thế ngủ khi niềng răng đúng chuẩn
Nằm ngửa là tư thế ngủ khi niềng răng đúng chuẩn

Tuyệt đối không nằm tư thế sấp để tránh áp lực đè lên phần miệng khiến bạn khó chịu và đau nhức hơn. Tình trạng này kéo dài có thể gây nên các triệu chứng như sưng lợi khi niềng răng, chảy máu chân răng,… Do đó, bạn cần thay đổi tư thế nằm sấp hoặc nghiêng tối thiểu trong 1 tháng đầu để răng và mắc cài ổn định hơn.

Tham khảo: Khuôn Mặt Trước Và Sau Khi Niềng Răng Thay Đổi Như Nào?

4 câu hỏi liên quan đến giấc ngủ khi niềng răng

Dưới đây là một số câu hỏi liên quan đến tư thế ngủ khi niềng răng mà Trung Tâm ViDental Brace tổng hợp cho bạn đọc:

Ngủ nghiến răng khi niềng phải xử lý thế nào?

Nghiến răng là hoạt động cơ hàm siết chặt nhau tạo ra những âm thanh khó chịu khi ngủ. Hiện tượng này không chỉ xuất hiện ở những người bình thường mà còn phổ biến đối với người niềng răng. Ngủ nghiến răng là một thói quen xấu cần khắc phục để không làm ảnh hưởng đến quá trình chỉnh nha.

Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: Căng thẳng, rối loạn khớp cắn hoặc do tư thế ngủ… Do đó, bạn cần thông báo với bác sĩ về thói quen này để được tư vấn và lên phác đồ điều trị phù hợp.

Hiện nay, thói quen nghiến răng khi ngủ có thể được khắc phục bằng một số biện pháp như:

  • Đeo máng chống nghiến răng: Loại máng này được thiết kế như một miếng đệm được đặt giữa hai hàm nhằm ngăn chặn tình trạng mòn men răng do 2 hàm nghiến vào nhau.
  • Áp dụng một số bài tập cho cơ hàm và lưỡi: Các bài này này có tác dụng giúp bạn giãn cơ hàm mặt, từ đó giảm thói quen nghiến răng.
  • Kiểm soát stress: Như đã phân tích ở trên, căng thẳng quá mức cũng là nguyên nhân gây ra tật nghiến răng khi ngủ. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên xây dựng một thói quen sống lành mạnh, kết hợp nghỉ ngơi và tập luyện hợp lý.
  • Chế độ ăn “sạch”: Ăn uống đủ chất để bổ sung hàm lượng canxi và khoáng chất giúp răng khỏe mạnh, nhất là trong giai đoạn niềng răng.
Ngủ nghiến răng là một thói quen xấu cần khắc phục để không làm ảnh hưởng đến quá trình chỉnh nha
Ngủ nghiến răng là một thói quen xấu cần khắc phục để không làm ảnh hưởng đến quá trình chỉnh nha

Nếu áp dụng các biện pháp trên mà tình trạng nghiến răng không được cải thiện thì cần đến gặp bác sĩ. Lúc này, các bác sĩ sẽ can thiệp bằng các biện pháp y khoa chuyên sâu để điều trị triệt để tật nghiến răng.

Vệ sinh răng niềng trước khi đi ngủ như thế nào?

Vệ sinh răng niềng trước khi đi ngủ là việc làm cần thiết cần được thực hiện đúng cách. Để hạn chế tổn thương chân răng và bung mắc cài bạn nên lưu ý các vấn đề sau:

  • Trước khi đánh răng, bạn nên sử dụng chỉ nha khoa để lấy sạch cặn thức ăn còn thừa trong kẽ răng và trên mắc cài, để quá trình vệ sinh được thuận lợi hơn.
  • Sử dụng bàn chải lông mềm để làm sạch răng trước khi đi ngủ. Thực hiện đánh răng từ trong ra ngoài theo chiều dọc hoặc xoay tròn. Đồng thời, bạn cần điều chỉnh lực vừa đủ để tránh làm tổn thương răng. Thời gian lý tưởng để chải răng sạch là từ 2 – 3 phút.
  • Chọn kem đánh răng chứa thành phần ngừa sâu răng. Điều này giúp ngăn chặn sự hình thành của mảng bám, loại bỏ nhanh các vi khuẩn gây sâu răng và duy trì sức khỏe răng miệng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại kem đánh răng được chiết xuất từ dược liệu tự nhiên có công dụng kháng viêm, diệt khuẩn giúp giảm các triệu chứng đau nhức, sưng tấy trong quá trình chỉnh nha.
  • Nên trang bị các dụng cụ chuyên dụng cho người niềng răng như máy tăm nước, bàn chải điện… để làm sạch sâu kẽ răng và hạn chế tình trạng bung mắc cài.
  • Kết hợp sử dụng nước súc miệng sau khi đánh răng để ngăn ngừa tình trạng hôi miệng.
  • Đồng thời, bạn nên thực hiện vệ sinh lưỡi để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công khi ngủ.
Vệ sinh răng niềng trước khi đi ngủ là việc làm cần thiết cần được thực hiện đúng cách
Vệ sinh răng niềng trước khi đi ngủ là việc làm cần thiết cần được thực hiện đúng cách

Vệ sinh răng miệng sẽ quyết định đến hiệu quả chỉnh nha. Trong trường hợp, bạn không thực hiện vệ sinh răng niềng trước khi đi ngủ sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công khoang miệng, gây nên các bệnh lý về răng. Từ đó làm kéo dài thời gian niềng và phát sinh các chi phí điều trị khác.

Đau răng do niềng khi ngủ phải làm sao?

Thời gian đầu, bạn sẽ có cảm giác đau nhức do lực siết mạnh từ hệ thống khí cụ. Điều này gây ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt, đặc biệt là giấc ngủ. Lúc này bạn có thể áp dụng những biện pháp xử lý đơn giản ngay tại nhà như:

  • Dùng tay mát-xa nhẹ nhàng lên 2 vùng má để giảm bớt cơn nhức.
  • Dùng khăn ấm hoặc đá lạnh chườm lên vùng má ở vị trí răng đau nhức để giảm đau. Lưu ý, không chườm trực tiếp đá lạnh lên da để tránh tình trạng bỏng lạnh.
  • Dùng sáp nha khoa bôi lên mắc cài để giảm lực ma sát giữa khí cụ và phần môi gây đau nhức, khó chịu khi ngủ.
  • Sử dụng thuốc giảm đau do bác sĩ kê đơn.
Thực hiện các biện pháp mát-xa nhẹ nhàng hoặc chườm khăn ấm, lạnh lên vùng đau nhức
Thực hiện các biện pháp mát-xa nhẹ nhàng hoặc chườm khăn ấm, lạnh lên vùng đau nhức

Trong trường hợp răng có cảm giác đau buốt mạnh, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời. Tình trạng này có thể do kỹ thuật niềng sai cách gây lực siết quá mạnh lên răng khiến răng đau nhức.

Nếu không được xử lý kịp thời, áp lực từ hệ thống khí cụ sẽ làm tổn thương chân răng và các vị trí xung quanh. Lúc này, bác sĩ cần điều chỉnh lại lực siết để đảm bảo sức khỏe và hiệu quả chỉnh nha.

Tham khảo: [Giải Đáp] Niềng Răng Có Ảnh Hưởng Đến Thần Kinh Không?

Có cần đeo khay niềng trong suốt khi đi ngủ không?

Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ khoa học kỹ thuật, niềng răng bằng khay trong suốt ra đời đã khắc phục những khuyết điểm của mắc cài truyền thống. Bên cạnh đó, khay niềng trong suốt còn có thể tháo lắp dễ dàng giúp người niềng răng thoải mái hơn trong việc ăn uống và vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên, bạn cần tuân thủ thời gian đeo khay niềng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Vậy có cần đeo khay niềng trong suốt khi đi ngủ không? Theo khuyến cáo, người niềng răng cần đeo khay niềng tối thiểu 22 giờ/ngày để đảm bảo hiệu quả tối đa. Mặt khác, ngủ là thời điểm lý tưởng để răng dịch chuyển nhanh chóng và đúng lộ trình niềng. Chính vì vậy, bạn nên đeo khay niềng khi đi ngủ để tăng hiệu quả niềng răng.

Theo khuyến cáo, người niềng răng cần đeo khay niềng tối thiểu 22 giờ/ngày để đảm bảo hiệu quả tối đa
Theo khuyến cáo, người niềng răng cần đeo khay niềng tối thiểu 22 giờ/ngày để đảm bảo hiệu quả tối đa

Trên đây là tất tần tật các thông tin liên quan đến tư thế ngủ khi niềng răng. Hy vọng, qua bài viết trên bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích, từ đó xây dựng chế độ chăm sóc răng sau khi niềng đúng chuẩn.

Xem thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

5000+ Người đã thành công
hãy là người tiếp theo
Khách hàng trải nghiệm tại Viện niềng răng Vidental
Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Brace - Hà Nội: TT Tầng 3 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 963.000.804

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 963.000.804

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Brace - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 3 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Brace - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309