Siết Răng Khi Niềng Có Đau Không?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi | Chuyên Khoa: Chỉnh hình Răng Hàm Mặt, Nha khoa Thẩm mỹ

Trong quá trình niềng răng mắc cài, việc siết răng là một thao tác vô cùng quan trọng và bắt buộc phải thực hiện. Tuy nhiên, có rất nhiều khách hàng lo lắng rằng khi siết răng có thể sẽ gặp tình trạng đau nhức, khó chịu. Vậy siết răng khi niềng có đau không? Có những cách giảm đau nào hiệu quả. Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. 

Siết răng khi niềng có đau không?

Câu trả lời là . Khi thực hiện siết răng, sẽ khó có thể tránh khỏi cảm giác đau nhức vì mắc cài và dây cung đang tạo một áp lực lên răng để răng dịch chuyển. Khi vị trí của răng được thay đổi sẽ  gây ảnh hưởng tới lưu lượng máu, kích hoạt phản ứng viêm trong cơ thể, lúc này bạn sẽ cảm thấy đau nhức, khó chịu.

Bạn cũng không cần quá lo lắng vì cảm giác đau nhức này chỉ diễn ra trong khoảng từ 3 – 5 ngày. Răng sẽ dần quen với áp lực từ khí cụ niềng răng và cảm giác này sẽ thuyên giảm và biến mất hoàn toàn. Tuy nhiên, khi gặp phải dấu hiệu bất thường như việc đau nhức lâu ngày không thuyên giảm hay thậm chí kéo dài. Lúc này, bạn hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ nha khoa để được hỗ trợ kịp thời và tránh tình trạng làm tổn thương vùng má.

Khi thực hiện siết răng, sẽ khó có thể tránh khỏi cảm giác đau nhức
Khi thực hiện siết răng, sẽ khó có thể tránh khỏi cảm giác đau nhức

Vì sao cần siết răng khi niềng?

Siết răng là thao tác quan trọng trong quá trình niềng răng. Mục đích bác sĩ thực hiện siết răng là để nắn chỉnh đối với những chiếc răng mọc lệch, cải thiện các khuyết điểm của hàm và nâng cao tính thẩm mỹ của khuôn miệng. Sau quá trình này, gương mặt của bạn cũng sẽ trở nên hài hòa, cân đối hơn. Do đó, siết răng khi niềng là cách thức tốt và nhanh nhất theo đánh giá của các bác sĩ để tăng hiệu quả chỉnh nha. Ngoài ra, khi siết răng sẽ còn kích thích sự tái tạo của các tế bào, giúp răng dịch chuyển dễ dàng hơn. Nhờ đó, bạn sẽ có hàm răng đều đặn, thẳng hàng.

Đối với trường hợp nếu bạn không siết răng theo đúng chỉ định của bác sĩ có thể kéo dài thời gian niềng. Răng lúc này có thể dịch chuyển sai hướng và tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng, ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha.

Quá trình siết răng được diễn ra như thế nào?

Trong quá trình niềng răng, bạn cần tuân thủ đều đặn lịch thăm khám. Lịch gặp bác sĩ chỉnh nha từ 4 – 6 tuần/lần để được kiểm tra và thực hiện siết răng. Bác sĩ sẽ kiểm tra tốc độ dịch chuyển của các răng trong hàm, có thể thắt chặt hoặc điều chỉnh mắc cài. Quy trình điều chỉnh, siết chặt răng khi niềng được diễn ra theo các bước sau:

  • Bước 1: Tháo dây nối đàn hồi – có tác dụng giữ giá đỡ cho dây vòm.
  • Bước 2: Loại bỏ dây vòm chính ra khỏi giá đỡ.
  • Bước 3: Kiểm tra tình trạng dịch chuyển của răng và tiến hành siết răng để dịch chuyển chúng tới vị trí mong muốn. Ở bước này, bạn có thể thấy đau do có sự tác động của việc kéo lò xo và tăng tác dụng lực.
  • Bước 4: Đặt dây vòm cũ hoặc dây mới trở lại giá đỡ, sau đó cấy thêm các mối ghép đàn hồi để giữ giá đỡ và dây vòm chính.

Ngoài việc siết răng, bác sĩ cũng sẽ thực hiện thêm các thủ thuật khác như nong hàm, nâng khớp cắn, đeo thun liên hàm, dùng thun chuỗi niềng răng,…… Tùy trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ tư vấn giải pháp phù hợp dành cho bạn.

Xem thêm: Bảng giá niềng răng trọn gói mới nhất

Cách giảm đau khi siết niềng răng

Nếu gặp phải tình trạng nhức răng, khó chịu khi niềng, bạn có thể áp dụng một số cách giảm đau được chia sẻ bên dưới đây.

  • Chườm đá: Khi cảm thấy đau nhức, bạn có thể sử dụng túi chườm lạnh hoặc bọc đá lạnh vào chiếc khăn sạch và chườm lên vị trí đau nhức. Bạn có thể chườm cho tới khi tình trạng đau nhức thuyên giảm. Khi hơi lạnh tiếp xúc lên da sẽ làm mạch máu co lại, nhờ vậy giảm phản ứng đau và khó chịu.
  • Chườm nóng: Phương pháp chườm ấm cũng rất hiệu quả đối với tình trạng đau nhức do siết răng. Nếu không chườm lạnh, bạn cũng có thể chườm nóng bằng cách dùng khăn sạch nhúng nước ấm hoặc cho nước ấm vào chai thủy tinh. Tiếp đến là chườm xung quanh má trong vài phút. Hơi nóng cũng có thể giảm kích thích thần kinh, dẫn đến giảm đau hiệu quả.
  • Súc miệng với nước muối: Nước muối có công dụng sát khuẩn tốt, khi cảm thấy đau nhức, bạn có thể thực hiện súc miệng khoảng 2 – 3 lần/ngày, giúp giảm đau buốt sau khi siết mắc cài.
  • Massage nướu răng: Đây là phương pháp khá hiệu quả, đầu tiên bạn hãy dùng các ngón tay của mình mà xoa nhẹ lên nướu răng theo chiều kim đồng hồ. Mỗi lần khoảng 1 phút sau sau đó đổi chiều massage, thực hiện động tác thật nhẹ nhàng. Khi thực hiện theo cách này, máu có thể lưu thông dễ dàng, làm giảm ê, đau do siết mắc cài.
  • Dùng sáp nha khoa: Đây là một loại sáp được làm từ 40 – 60% parafin và các phụ gia an toàn, có đặc tính mềm, dễ uốn. Khi bôi sáp lên mắc cài, có thể làm giám sự ma sát giữa các mô mềm, nhờ vậy bạn sẽ tránh được tình trạng đau nhức.
  • Dùng thuốc giảm đau: Nếu đau nhức ở mức độ nặng, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ và sử dụng các loại thuốc uống như Paracetamol hoặc ibuprofen. Lưu ý rằng, phải uống theo đúng liều lượng, tránh gây biến chứng nguy hiểm.
  • Ăn thức ăn mềm: Để không tác động lực quá mạnh lên răng. Sau khi thực hiện siết răng, bạn nên chọn những đồ ăn ở dạng lỏng, mềm như cháo, súp, khoai tây nghiền, phô mai, trái cây mềm,…
Bạn có thể chườm đá để giảm đau nhức
Bạn có thể chườm đá để giảm đau nhức

Một số lưu ý quan trọng khi siết răng khi niềng

Sau khi siết răng trong quá trình chỉnh nha, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau để đảm bảo bảo vệ tốt sức khỏe răng miệng. Nhất là đối với trường hợp khách hàng thực hiện siết răng lần đầu.

  • Việc ăn uống cần được đảm bảo, không ăn đồ cứng, đồ dai, lựa chọn loại thực phẩm mềm trong những ngày đầu.
  • Khi phát hiện các vấn đề bất thường, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và có hướng giải quyết phù hợp.
  • Khi sử dụng thuốc giảm đau cần tuân thủ đúng liều lượng, tránh lạm dụng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.
  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, tăm nước và nước súc miệng để làm sạch các mảng bám, vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng.
  • Nếu dây vòm không may đâm vào má, bạn hãy đến nha khoa ngay lập tức để kịp thời khắc phục tình trạng này, tránh làm các mô mềm bị tổn thương.

Trên đây là giải đáp chi tiết cho những khách hàng có thắc mắc siết răng khi niềng có đau không? Đây là những thao tác quan trọng trong quá trình niềng răng để giúp hàm trở nên đều đặn, khuôn mặt cân đối. Chính vì vậy hãy chú ý lịch thăm khám của bác sĩ để được kiểm tra và siết răng theo đúng phác đồ điều trị. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.

BÀI VIẾT NỔI BẬT

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

5000+ Người đã thành công
hãy là người tiếp theo
Khách hàng trải nghiệm tại Viện niềng răng Vidental
Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Brace - Hà Nội: TT Tầng 3 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 963.000.804

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 963.000.804

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Brace - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 3 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Brace - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309