Niềng Răng Có Đau Không? Giai đoạn đau nhất khi niềng răng?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi | Chuyên Khoa: Chỉnh hình Răng Hàm Mặt, Nha khoa Thẩm mỹ

Niềng răng là một phương pháp chỉnh nha hiệu quả, được rất nhiều khách hàng lựa chọn với mong muốn có một hàm răng đều, đẹp. Tuy nhiên, cũng có một vài khách hàng muốn sử dụng phương pháp này nhưng lại sợ đau nhức, khó chịu, làm ảnh hưởng tới các hoạt động hằng ngày. Vậy phương pháp niềng răng có đau không? Có những cách giảm đau nào hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây.

Niềng răng có đau không?

Quá trình niềng răng thường sẽ có cảm giác đau ở giai đoạn đầu khi niềng bởi lúc này, khoang miệng sẽ cần làm quen với việc có khí cụ niềng trong khoang miệng. Vậy nên, khó có thể tránh khỏi cảm giác khó chịu trong thời gian đầu. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ không diễn ra quá lâu và không quá đáng sợ như nhiều người vẫn tưởng tượng.

Mức độ đau của mỗi người sẽ khác nhau tùy vào sức khỏe của mỗi người. Cho tới thời điểm hiện tại, các phương pháp niềng dần đã được cải thiện tiên tiến hơn, tránh tình trạng đau nhức nhưng hiệu quả niềng vẫn được đảm bảo. Vì vậy, nếu khách hàng đang phân vân có nên niềng răng hay không do sợ đau thì có thể hoàn toàn yên tâm.

Niềng răng là một kỹ thuật chỉnh nha sẽ có cảm giác đau khi niềng
Niềng răng là một kỹ thuật chỉnh nha sẽ có cảm giác đau khi niềng

Các giai đoạn đau nhất khi niềng răng?

Vậy trong quá trình niềng răng, giai đoạn nào là giai đoạn đau nhất? Vì sử dụng lực siết để nắn chỉnh răng nên hầu hết giai đoạn đều sẽ gây đau nhức ở các mức độ khác nhau như:

Giai đoạn tách kẽ răng

Giai đoạn đầu khi niềng sẽ cần tách kẽ răng, giúp tạo khoảng trống giữa các răng, thuận tiện hơn trong việc chỉnh nha. Ở giai đoạn này, bạn có thể sẽ cảm thấy đau nhức, cộm và khó chịu, tuy nhiên vẫn ở mức độ chịu được.

Giai đoạn nhổ răng trước khi niềng

Nếu tình trạng răng ở mức độ lộn xộn nặng, khấp khểnh, chồng chéo lên nhau thì việc nhổ răng là bắt buộc. Khi nhổ răng, trong hàm mới có khoảng trống để dịch chuyển về vị trí mong muốn. Đây cũng là giai đoạn mà khách hàng nhận xét là đau nhức nhất, nhưng vẫn nằm trong mức độ chịu đựng được. Bạn cũng không cần quá lo lắng vì trước khi tiến hành nhổ, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê để giúp bạn thoải mái hơn.

Giai đoạn đầu đeo khí cụ

Ở giai đoạn này, khoang miệng vẫn chưa thích ứng với việc có sự xuất hiện của khí cụ niềng. Gây ra tình trạng cộm, vướng, đặc biệt là ở các mô mềm như môi, má, có thể gây ra nhiệt miệng tại các niêm mạc xung quanh, bạn sẽ cảm thấy vướng víu và khó chịu. Sau một thời gian khoảng từ 1 – 2 tuần, khi đã quen dần với khí cụ niềng, cảm giác đau nhức sẽ dần mất đi và việc ăn uống, sinh hoạt của bạn sẽ trở lại như bình thường.

Giai đoạn siết răng định kỳ

Trong quá trình niềng răng, bạn sẽ cần thăm khám nha khoa thường xuyên, khoảng 3-4 tuần/lần, giúp duy trì lực siết, giúp răng dịch chuyển về vị trí mong muốn trong thời gian sớm nhất. Ở mỗi lần thực hiện siết răng, bạn sẽ khó tránh khỏi cảm giác đau đớn và dần dần sẽ biến mất sau vài ngày.

Giai đoạn siết răng định kỳ là vô cùng quan trọng
Giai đoạn siết răng định kỳ là vô cùng quan trọng

Ngoài ra, giai đoạn chỉnh răng còn phụ thuộc vào kỹ thuật nha khoa của đội ngũ y bác sĩ thực hiện. Ở những địa chỉ nha khoa uy tín, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra, theo dõi sát tình trạng răng để điều chỉnh khí cụ tác động lên răng một lực vừa đủ để di chuyển răng đúng theo lộ trình mà không gây đau nhiều hay các bất tiện khác. Vì vậy, bạn nên lựa chọn đúng địa chỉ nha khoa niềng răng uy tín.

Khi nào thì niềng răng không đau?

Dưới đây là những yếu tố quyết định tình trạng niềng răng có đau hay không.

Biết lựa chọn loại mắc cài phù hợp

Khi chọn loại mắc cài phù hợp với răng của bạn, quá trình niềng răng sẽ giảm được tình trạng đau nhức một cách đáng kể. Nếu sử dụng các loại mắc cài thông thường có dây chun cố định trong rãnh mắc cài, độ đàn hồi của chúng có thể không duy trì được lâu dài. Khi độ đàn hồi giảm, dây cung sẽ tạo ra áp lực lớn lên răng, gây ra cảm giác đau.

Tay nghề bác sĩ

Việc lựa chọn một đơn vị nha khoa uy tín với bác sĩ niềng răng có tay nghề cao sẽ mang lại kết quả như mong muốn. Trong quá trình niềng răng, bạn sẽ giảm được tình trạng đau đớn, không thoải mái, có thể chỉ là hơi khó chịu một chút. Ngược lại, nếu quá trình niềng răng được thực hiện bởi bác sĩ thiếu kinh nghiệm và tay nghề kém, cảm giác đau đớn sẽ xuất hiện.

Nền xương, răng của bệnh nhân tốt

Nếu nền xương và răng của bạn khỏe mạnh, chúng sẽ chịu được áp lực từ quá trình niềng răng mà không gây ra đau đớn quá nhiều. Tuy nhiên, nếu nền xương và răng yếu, bạn có thể cảm thấy đau nhức và khó chịu. Tuy nhiên bạn cũng đừng lo lắng, cảm giác đau chỉ kéo dài khoảng 1 đến 2 tuần và sau đó sẽ biến mất dần. Khi răng của bạn đã quen với mắc cài, mọi thứ sẽ trở lại bình thường.

Cách giảm đau và ê buốt khi niềng răng

Đau nhức là tình trạng hoàn toàn bình thường khi đang trong quá trình niềng răng. Khi gặp tình trạng này, bạn có thể áp dụng những biện pháp dưới đẩy để giảm đau.

Chườm túi đá

Khi cảm thấy đau nhức trong quá trình niềng, bạn có thể lấy đá lạnh, bọc vào miếng vải sạch và chườm vào vị trí cảm thấy khó chịu. Hơi lạnh từ đá sẽ làm cho vị trí niềng thoải mái hơn và bạn có thể chườm cho tới khi tình trạng ê buốt thuyên giảm. Lưu ý rằng, bạn không nên chườm đá vào trực tiếp vị trí đau, không ngậm trực tiếp mà chỉ nên đặt ở gần vị trí thấy nhức.

Khi cảm thấy đau nhức, bạn nên chườm đá lạnh
Khi cảm thấy đau nhức, bạn nên chườm đá lạnh

Súc miệng bằng nước muối

Có một vài trường hợp khách hàng niềng răng và gặp phải tình trạng loét miệng, nhiệt lợi, má trong thời gian dài do kích ứng với khí cụ niềng hay sử dụng chất liệu không đảm bảo. Nếu cũng gặp phải tình huống như vậy, bạn có thể pha muối với nước ấm và súc miệng để sát khuẩn, giảm đau các vùng bị cọ xát.

Có chế độ ăn uống phù hợp

Khi đang trong quá trình niềng răng, bạn nên hạn chế các đồ ăn cứng, chỉ nên ăn đồ ăn mềm, không cần tác động lực nhai quá nhiều. Khi ăn các đồ ăn cứng, rất có thể dẫn tới tình trạng ê buốt, đau nhức hay thậm chí làm bung mắc cài. Ngoài đồ cứng, bạn cũng hạn chế ăn kẹo cao su, các loại bánh có độ bám dính cao như mochi, bánh nếp, bánh dẻo vì nó có thể mắc vào dây cung. Vị trí này cũng rất khó để làm sạch, dẫn tới các bệnh lý về răng miệng.

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Việc vệ sinh răng miệng khoa học, đúng cách là vô cùng quan trọng, có thể giúp bạn tránh gặp phải các vấn đề phát sinh trong quá trình niềng răng. Khi đánh răng, bạn nên lựa chọn các loại bàn chải có lông mềm, đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày. Kết hợp với đó là sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn trong kẽ răng. Cuối cùng là dùng nước súc miệng để làm sạch các loại vi khuẩn trong khoang miệng.

Bài viết trên đây là giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc niềng răng có đau không. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với chúng tôi hoặc để lại bình luận ở phía bên dưới để được giải đáp chi tiết nhất nhé.

BÀI VIẾT NỔI BẬT

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

5000+ Người đã thành công
hãy là người tiếp theo
Khách hàng trải nghiệm tại Viện niềng răng Vidental
Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Brace - Hà Nội: TT Tầng 3 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 963.000.804

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 963.000.804

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Brace - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 3 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Brace - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309