Răng Sâu Có Niềng Được Không? Cần Lưu Ý Những Điều Gì?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi | Chuyên Khoa: Chỉnh hình Răng Hàm Mặt, Nha khoa Thẩm mỹ

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha phổ biến được sử dụng để giải quyết các vấn đề tình trạng răng hô, răng móm, răng lệch, răng khấp khểnh,… Tuy nhiên, một vài trường hợp bệnh nhân gặp tình trạng sâu răng mong muốn chỉnh nha lo ngại sẽ ảnh hưởng tới kết quả điều trị nên vẫn đắn đo đưa ra quyết định thực hiện. Vậy răng sâu có niềng được không? Cần lưu ý những điều gì khi niềng răng sâu? Hãy tìm câu trả lời ngay dưới bài viết cùng Trung Tâm ViDental Brace.

Bị răng sâu có niềng được không?

Để trả lời câu hỏi “răng sâu có niềng được không”, hãy cùng Trung Tâm ViDental Brace tìm hiểu sâu hơn về tình trạng bệnh lý sâu răng này dưới đây:

Biểu hiện bệnh lý sâu răng

Sâu răng là bệnh lý về răng miệng phổ biến ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh lý gây tổn thương từ men răng đến tủy răng, gây cảm giác đau nhức, khó chịu cho người bệnh. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng sâu răng ở các độ tuổi nhưng chủ yếu xuất phát từ vi khuẩn trong khoang miệng, sử dụng nhiều thực phẩm có hại cho răng như đồ ăn vặt, đồ ngọt, đồ uống có ga,… và chăm sóc răng miệng không sạch sẽ.

Tình trạng sâu răng phổ biến ở mọi lứa tuổi
Tình trạng sâu răng phổ biến ở mọi lứa tuổi

Thông thường, tình trạng sâu răng sâu gây ra những cơn đau nhức răng kéo dài. Nếu không được điều trị sớm, sâu răng sẽ phát triển nhanh chóng và lây lan sang các răng khác khiến tình trạng khó kiểm soát hơn. Chính vì vậy, bạn cần tới các phòng khám để được hỗ trợ từ các bác sĩ khi có những dấu hiệu bệnh lý sâu răng như dưới đây:

  • Bề mặt răng xuất hiện các đốm đen: Dấu hiệu ban đầu khi bị sâu răng bạn có thể phát hiện là những đốm đen xuất hiện trên bề mặt răng.
  • Sưng nướu: Vi khuẩn xâm nhập khiến phần nướu trở nên nhạy cảm, dễ chảy máu dù chỉ tác động nhẹ. Lúc này vi khuẩn dễ dàng gây nhiễm trùng và tình trạng sâu răng cho răng miệng.
  • Hơi thở có mùi khó chịu: Vệ sinh không sạch sẽ, tạo điều kiện môi trường sống cho vi khuẩn phát triển gây sâu răng kèm mùi hôi trong khoang miệng.
  • Xuất hiện lỗ hổng trên răng: Giai đoạn đầu, những chấm đen này chỉ hơi sậm màu với màu răng, theo thời gian phát triển chúng lan rộng và tạo thành những lỗ sâu trên răng.

Những biểu hiện trên là những tín hiệu báo động bạn cần thăm khám nha khoa để xác định tình trạng răng miệng sớm nhất, tránh trường hợp bệnh lý kéo dài ảnh hưởng tới sức khỏe.

Giải đáp: Răng sâu có niềng được không?

Trả lời cho câu hỏi “răng sâu có niềng được không”, theo các chuyên gia nếu gặp phải tình trạng này, bạn vẫn có thể niềng răng được. Tuy nhiên, tùy vào mức độ tình trạng sâu răng mà hiệu quả chỉnh nha cũng bị ảnh hưởng, đôi khi sẽ không đạt được kết quả mong muốn. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo nếu bạn đang gặp phải tình trạng sâu răng, hãy thực hiện xử lý răng sâu trước khi niềng để đảm bảo chất lượng đạt được là tối nhất.

Răng bị sâu có niềng được không
Răng bị sâu có niềng được không

Xử lý răng sâu trước khi niềng thế nào?

Dựa vào các biểu hiện bệnh lý sâu răng, có thể chia thành 2 loại là:

  • Sâu răng nhẹ: Tình trạng răng xuất hiện điểm hoặc lỗ đen nhỏ li ti.
  • Sâu răng nặng: Bề mặt răng bị tổn thương lớn, xuất hiện những lỗ sâu lớn ở thân hoặc chân răng.

Từ những đặc điểm phân loại tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ cũng như cách thức điều trị khác nhau, cụ thể:

  • Điều trị răng sâu mức độ nhẹ: Với tình trạng này, trước tiên bạn sẽ được vệ sinh sạch sẽ rồi được xử lý trám bít hỗ rãnh răng. Với hai công đoạn này, bạn đã có thể xử lý thành công tình trạng sâu răng và bắt đầu chỉnh nha.
  • Điều trị răng sâu mức độ nặng: Tình trạng khi răng sâu nặng ảnh hưởng tới viêm tủy thì không thể trám bít để khắc phục nữa. Lúc này, bác sĩ đề xuất áp dụng phương pháp chữa tủy và phục hồi chỉnh hình bằng bọc sứ bên ngoài. Đây là phương pháp tối ưu nhất xử lý tình trạng răng sâu quá nặng và giúp bạn bắt đầu quá trình niềng răng như mong muốn.

Các phương pháp niềng răng an toàn cho răng sâu sau điều trị

Về việc răng sâu có niềng được không, theo các bác sĩ nha khoa: Sau quá trình xử lý, phục hồi tình trạng răng sâu, bạn có thể bắt đầu quá trình niềng răng mà không còn phải lo ngại về vấn đề sức khỏe hay những yếu tố bệnh lý ảnh hưởng tới kết quả mong muốn nữa. Dưới đây là một số phương pháp niềng răng an toàn cho răng sâu đã điều trị dành cho bạn tham khảo:

Niềng răng mắc cài kim loại

Kỹ thuật niềng răng mắc cài kim loại trong chỉnh nha sử dụng hệ thống khí cụ gồm: mắc cài kim loại, dây cung và dây thun liên hàm. Mắc cài cố định trên bề mặt phía ngoài răng cùng dây cung và thun liên hàm kết hợp tạo lực siết giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm theo thời gian.

Niềng răng mắc cài kim loại được chia thành 3 dạng:

  • Loại thông thường: Loại này được sử dụng phổ biến nhất trong các kỹ thuật niềng răng. Chỉ sử dụng mắc cài kim loại có rãnh để gắn dây cung trong quá trình điều trị.
  • Loại tự đóng: Đây là loại mắc cài kết hợp hệ thống khóa tự động tích hợp ngay trên mắc cài giúp cố định tốt hơn các mắc cài và quá điều trị cho răng diễn ra liên tục.
  • Loại mắc cài mặt trong: Tương tự với hai loại trên, sử dụng mắc cài từ hợp kim Niken – Titanium và dây cung trong quá trình điều trị. Điểm khác biệt ở loại mắc cài này thay vì gắn cố định ở trên bề mặt ngoài mà sẽ gắn ở phía trong. Nhờ đó mà bộ niềng sẽ không bị lộ, một điểm cộng về mặt thẩm mỹ trong quá trình chỉnh nha.
Niềng răng sâu bằng phương pháp mắc cài kim loại
Niềng răng sâu bằng phương pháp mắc cài kim loại

Niềng răng mắc cài kim loại được sử dụng rộng rãi trong các trường hợp chỉnh nha bởi thiết kế cũng như tính đơn giản trong điều trị. Ngoài ra, phương pháp này cũng có mức chi phí vừa phải, phù hợp với phần đông bệnh nhân. Bên cạnh những ưu điểm về chi phí và sự đơn giản, niềng răng mắc cài kim loại tồn tại một vài điểm trừ mà bạn cần cân nhắc như:

  • Kém thẩm mỹ: Ngoại trừ mắc cài mặt trong, hai loại còn lại không có tính thẩm mỹ cao. Khi điều trị, nhiều bệnh nhân chia sẻ bản thân cảm thấy khá thiếu tự tin trong giao tiếp trong lúc đeo niềng.
  • Gây chảy máu tổn thương miệng: Bung mắc, dây cung là tình trạng thường xuyên xảy ra khi sử dụng mắc cài kim loại. Khi bung, mắc cài và dây cung có thể va vào các mô trong khuôn miệng gây tổn thương và chảy máu.
  • Bất tiện trong sinh hoạt: Ban đầu mới đeo niềng, bạn sẽ cảm thấy khó chịu, đôi lúc đau nhức răng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống sinh hoạt hàng ngày rất nhiều.

Niềng răng mắc cài sứ

Kỹ thuật chỉnh nha bằng mắc cài sứ tương tự như niềng răng mắc cài kim loại. Phương pháp này thay thế mắc cài kim loại bằng chất liệu sứ cao cấp kết hợp hệ thống dây chun tạo lực gắn phía bên mặt ngoài của răng.

Có 2 dạng mắc cài với cơ chế khác nhau dành cho bạn lựa chọn khi áp dụng phương pháp điều trị này, bao gồm:

  • Mắc cài sứ thông thường: Giống với loại mắc cài kim loại thông thường về cách hoạt động, sử dụng mắc cài và dây cung tạo ma sát dịch chuyển răng từ từ về đúng vị trí mong muốn.
  • Mắc cài sứ tự đóng: Cơ chế hoạt động của loại này gồm hệ thống tự động trượt ngay trên mắc cài giúp liên tục duy trì, tạo lực di chuyển răng và giảm đau nhức khi chỉnh nha.
Sử dụng mắc cài sứ điều trị niềng răng
Sử dụng mắc cài sứ điều trị niềng răng

Niềng răng mắc cài sứ có nhiều điểm ưu việt mang tới trải nghiệm điều trị tốt hơn nhiều so với những phương pháp thông thường:

  • Tính thẩm mỹ: Mắc cài sứ kết hợp dây cung Niken trong suốt hoàn toàn không để lộ khuyết điểm về mặt thẩm mỹ, loại bỏ lo ngại trong việc giao tiếp hằng ngày.
  • Trải nghiệm dễ chịu: Cấu trúc hình vòm, cạnh trơn láng giúp cơ hàm linh hoạt, cảm thấy thoải mái, dễ chịu trong việc ăn uống, vệ sinh răng miệng.
  • Thời gian điều trị: Niềng răng mắc cài sứ có tác dụng lực ổn định lên răng liên tục giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian điều trị.

Tuy nhiên, phương pháp chỉnh nha này vẫn có những mặt hạn chế nhất định như:

  • Chịu lực kém: Bởi đặt tính của sứ không được bền và cứng cáp như kim loại nên khả năng chịu lực của chất liệu này cũng không quá xuất sắc. Trong một vài trường hợp khi bị va đập mạnh mắc cài sứ có thể bị sứt, mẻ khiến bạn phải nhờ tới sự hỗ trợ của bác sĩ hoặc thay mới. và chắc chắn những điều như vậy sẽ ảnh hưởng tới quá trình niềng răng.
  • Mức giá cao: Được làm từ chất liệu sứ cao cấp nên mức giá để niềng răng mắc cài sứ cũng không hề rẻ. Ngoài ra, như chia sẻ ở trên, trong một vài trường hợp mắc cài bị sứt, mẻ thậm chí vỡ việc thay thế cũng khá tốn kém.

Niềng răng không mắc cài

Bị răng sâu có niềng được không và nên dùng phương pháp nào tốt? Niềng răng không mắc cài hay niềng răng Invisalign là phương pháp tiên tiến và hiện đại nhất hiện nay, có quá nhiều điểm cộng cho niềng răng không mắc cài để giúp bạn có một quá trình điều trị tuyệt vời:

  • Thuận tiện trong cuộc sống: Thay vì hệ thống mắc cài và dây cung trên răng, niềng răng trong suốt dễ dàng tháo lắp mà không cần tới sự hỗ trợ của dụng cụ y tế hay nha sĩ. Điều này vô cùng thuận tiện nếu bạn là một người bận rộn, không có nhiều thời gian cho các buổi tái khám thường xuyên.
  • An toàn khi sử dụng: Khuôn niềng được thiết kế riêng phù hợp với cấu trúc hàm và vị trí răng nên hoàn toàn không va chạm vào các mô. Bên cạnh đó, vì không sử dụng mắc cài nên cũng không xảy ra tình trạng bung mắc cài, dây cung làm chảy máu khoang miệng,…
  • Thoải mái sinh hoạt: Bệnh nhân điều trị có thể thoải mái trong việc ăn uống, giao tiếp hàng ngày mà không lo ngại về việc ảnh hưởng tới hiệu quả niềng răng hay thiếu thẩm mỹ.

Mặc dù tiên tiến và hiện đại nhưng niềng răng không mắc cài vẫn tồn tại vài điểm hạn chế như sau:

  • Thời gian hiệu quả lâu: So với các phương pháp chỉnh nha sử dụng mắc cài, niềng răng trong suốt cần thời gian lâu hơn để có được kết quả như mong muốn. Điều này xảy ra bởi niềng răng không mắc cái tạo ra lực ma sát tác động lên quá trình dịch chuyển kém hơn sử dụng mắc cài. Thông thường phương pháp này có thể lâu hơn từ 3 – 6 tháng so với cách thông thường.
  • Mức chi phí điều trị cao: Đòi hỏi công nghệ và kỹ thuật hiện đại nên mức chi phí điều trị bằng phương pháp niềng răng không mắc cài cao hơn hầu hết các phương pháp hiện nay.
  • Cần đeo liên tục trong thời gian dài: Theo bác sĩ khuyến cáo, bạn cần đeo niềng răng tối thiểu 20 giờ mỗi ngày để đảm bảo tính hiệu quả chỉnh nha mong muốn.
Niềng răng sử dụng khay niềng thuận tiện không gây đau nhức
Niềng răng sử dụng khay niềng thuận tiện không gây đau nhức

Răng bị sâu trong quá trình niềng cần làm gì?

Tuy đã xử lý răng trước quá trình thực hiện niềng răng nhưng hàm răng của chúng ta vẫn có thể bị vi khuẩn sâu răng tấn công. Đối với những bệnh nhân đang chỉnh nha mà gặp vấn đề sâu răng thì tình trạng lại càng nguy hiểm và khó điều trị. Chính vì vậy bạn cần chủ động chăm sóc răng miệng, phòng tránh nguy cơ gây sâu răng bằng các cách như:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Việc vệ sinh không sạch sẽ là nguyên nhân chính hình thành môi trường sống và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Vì vậy, hãy đảm bảo vệ sinh khoang miệng sạch sẽ bằng cách vệ sinh răng miệng ít nhất 3 lần/ngày, sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Bạn cũng nên sử dụng các sản phẩm vệ sinh răng miệng như chỉ nha khoa, nước súc miệng để diệt sạch vi khuẩn.
  • Xây dựng thói quen dinh dưỡng khoa học: Đồ ngọt, đồ uống có ga, đồ ăn nhanh, màu thực phẩm,… là những thực phẩm ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe răng miệng. Vì vậy hãy nhớ xây dựng và duy trì một thói quen dinh dưỡng khoa học để giúp bạn luôn có một hàm răng khỏe mạnh.
  • Khám răng miệng định kỳ: Hãy dành thời gian thăm khám theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra. Điều này vừa đảm bảo kết quả niềng răng và giúp bạn có thể xử lý sớm các vấn đề răng miệng nếu có.

Trên đây là những thông tin cần thiết dành cho bạn đang thắc mắc về câu hỏi “răng sâu có niềng được không” cùng các lưu ý về việc niềng răng sâu giúp bạn lựa chọn quyết định phù hợp với bản thân. Nếu cần hỗ trợ tư vấn chuyên sâu các vấn đề về răng miệng, hãy liên hệ ngay tới Trung Tâm ViDental Brace để được giải đáp các thắc mắc từ các chuyên gia hàng đầu.

Tham khảo

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

5000+ Người đã thành công
hãy là người tiếp theo
Khách hàng trải nghiệm tại Viện niềng răng Vidental
Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Brace - Hà Nội: TT Tầng 3 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 963.000.804

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 963.000.804

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Brace - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 3 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Brace - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309