Tiêu Xương Hàm Có Niềng Răng Được Không?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi | Chuyên Khoa: Chỉnh hình Răng Hàm Mặt, Nha khoa Thẩm mỹ

Trong khi thực hiện điều trị niềng răng, chân răng và xương hàm trong trạng thái khỏe mạnh sẽ là điều kiện thuận lợi giúp quá trình chỉnh nha đạt hiệu quả tốt. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân gặp vấn đề tình trạng sức khỏe răng miệng không tốt, cụ thể phần xương hàm bị tiêu thì có thể thực hiện niềng răng được không? Nếu bạn cũng đang thắc mắc liệu tiêu xương hàm có niềng răng được không, thì hãy cùng tìm lời giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

Thông tin tổng quan về tình trạng tiêu xương hàm có niềng răng được không

Trước khi phân tích và giải đáp câu hỏi “tiêu xương hàm có niềng răng được không”, bạn đọc hãy cùng Trung Tâm ViDental Brace tìm hiểu chi tiết thông tin về tình trạng răng miệng này.

Thế nào là bị tiêu xương hàm?

Tiêu xương hàm hay bệnh tiêu xương ổ răng là tình trạng suy giảm xương phần ổ răng và khu vực xương xung quanh chân răng. Ban đầu, tình trạng tiêu xương hàm chỉ xuất hiện tại một vị trí trên cung hàm.

Nếu không có cách khắc phục, theo thời gian, tình trạng sẽ phát triển và lan sang những vùng xương hàm bên cạnh khiến vùng xương bị tiêu biến dần, sụt giảm về mật độ, số lượng và thể tích. Tình trạng này có thể xảy ra tại cả vùng xương hàm trên và vùng xương hàm dưới, gây ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe răng miệng.

Tiêu xương là tình trạng suy giảm xương phần ổ răng và khu vực xương xung quanh chân răng
Tiêu xương là tình trạng suy giảm xương phần ổ răng và khu vực xương xung quanh chân răng

Bạn có thể nhận biết tình trạng tiêu xương hàm qua một số biểu hiện cụ thể như:

  • Vùng xương bị tiêu có sự thay đổi về chiều cao, phần răng mất xuất hiện vết lõm sâu.
  • Mật độ, số lượng và thể tích răng bị suy giảm.
  • Phần xương hàm nâng đỡ răng tiêu giảm khiến độ bám yếu, răng bị lung lay và không được chắc khỏe.
  • Cảm giác ê buốt, đau nhức răng khó chịu do bị tụt lợi.

Khi gặp phải những dấu hiệu trên, có thể bạn đang gặp tình trạng tiêu xương hàm nên hãy tới các phòng khám điều trị để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân nào khiến xương hàm bị tiêu?

Xương hàm bị tiêu chủ yếu nguyên nhân bắt nguồn từ bệnh lý răng miệng, cụ thể bao gồm:

  • Bệnh chu nha: Phần nướu bị viêm nhiễm gây tình trạng tụt nướu và hở chân răng. Khi này, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, tấn công gây tổn thương tới sâu tủy răng và phần xương hàm. Từ đó, phá hủy cấu trúc xương hàm và hệ thống dây chằng bao bọc xung quanh vị trí bị viêm nha chu khiến chúng dần bị tiêu biến.
  • Mất một răng hay nhiều răng: Sau khi răng bị mất do tác động vật lý, bệnh lý hay tuổi tác sẽ tạo thành khoảng trống. Thông thường, hoạt động nhai cắn hàng ngày sẽ giúp xương hàm phát triển tự nhiên nên khi răng bị gãy rụng, phần lực tác động tới xương hàm tại vị trí răng trống không còn nên chúng không được kích thích và dần tiêu biến.
Mất răng không được khắc phục kịp thời dẫn tới tiêu xương hàm
Mất răng không được khắc phục kịp thời dẫn tới tiêu xương hàm

4 hậu quả nghiêm trọng của tình trạng tiêu xương hàm

Tiêu xương hàm thường không có biểu hiện rõ rết hoặc không ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống trong khoảng thời gian đầu nên nhiều người thường. Do đó, nhiều bệnh nhân khi gặp vấn đề này không quá quan tâm tới việc điều trị vì cho rằng chỉ là bệnh răng miệng thông thường.

Trên thực tế, bệnh tiêu xương không ngay lập tức gây ra những vấn đề răng miệng nhưng nếu không được điều trị và tình trạng tiêu xương kéo dài, theo thời gian sẽ phát sinh thêm nhiều vấn đề khác như:

  • Về sức khỏe răng miệng:

Phần xương hàm tại vị trí răng mất bị tiêu biến dần, mật độ, số lượng cũng như chất lượng vùng xương hàm bị giảm đáng kể. Điều này làm hạn chế rất nhiều chức năng nâng đỡ của hàm. Phần nướu không được nâng đỡ, xảy ra tình trạng tụt nướu khiến bờ nướu ngày càng mỏng. Từ đó, các vi khuẩn có hại cho răng miệng trú ngụ, sinh sôi và phát triển nhiều hơn, gây ê buốt, đau nhức và làm suy giảm hệ thống chức năng bảo vệ của răng.

Tiêu xương hàm hình thành những điều kiện thuận lợi cho hại khuẩn phát triển trong khoang miệng, cụ thể là những vị trí xương bị tiêu biến. Từ điều này gây ra những nguy cơ tiềm ẩn dẫn tới các bệnh lý về răng miệng như: Hôi miệng, hơi thở có mùi khó chịu, viêm nướu, bệnh chu nha, sâu răng, chảy máu phần lợi, chân răng bị tổn thương,… Ngoài ra, trong một vài trường hợp mà có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cơ thể.

Tiêu xương hàm tạo điều kiện vi khuẩn phát triển gây hôi miệng, hơi thở có mùi
Tiêu xương hàm tạo điều kiện vi khuẩn phát triển gây hôi miệng, hơi thở có mùi
  • Hạn chế chức năng hoạt động của hàm:

Khi gặp phải tình trạng tiêu xương hàm, chức năng hoạt động nhai của hàm bị hạn chế và suy giảm nghiêm trọng. Những phần xương hàm bị lõm xuống, tạo thành những hố sâu do phần xương bị giảm thể tích và mật độ. Lúc này, phần chân răng của những vị trí răng kế bên mất một phần điểm tựa, không được nâng đỡ khiến chúng chân răng không vững, dễ bị lung lay và gãy rụng trong quá trình ăn uống.

Ngoài ra, khi mất răng mà không có phương án khắc phục gây tình trạng tiêu xương, các răng xung quanh có xu hướng nghiêng về vị trí răng trống. Tình trạng này khiến răng bị xô lệch, kéo theo những sai lệch khớp cắn gây ra những hạn chế trong hoạt động nhai của hàm khi ăn uống.

  • Về vấn đề thẩm mỹ:

Tiêu xương hàm khiến cấu trúc gương mặt bị mất cân đối. Phần má có dấu hiệu bị hóp lại, da không còn căng mịn, xuất hiện tình trạng lão hóa sớm. Những bệnh nhân bị tiêu xương hàm thường khuôn mặt sẽ bị teo nhỏ lại, da nhăn nheo và trông bề ngoài già hơn so với tuổi.

  • Ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh lý về răng miệng:

Tình trạng tiêu xương hàm nếu không có phương án điều trị, theo thời gian xương sẽ càng bị tiêu biến nhiều hơn, ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình chỉnh nha hay cần thực hiện điều trị các bệnh lý răng miệng. Khi này, để điều trị hay khắc phục tình trạng bệnh, bạn bắt buộc phải thực hiện cấy ghép xương.

Tiêu xương hàm khiến việc thực hiện điều trị chỉnh nha khó khăn
Tiêu xương hàm khiến việc thực hiện điều trị chỉnh nha khó khăn

Tiêu xương hàm mang tới rất nhiều hệ quả tới không chỉ cấu trúc răng miệng mà còn là tác nhân tiềm ẩn gây ra các bệnh lý nghiêm trọng. Khi này, nhiều bệnh nhân lo lắng, băn khoăn liệu tiêu xương hàm có niềng răng được không? Đừng quá lo lắng, phần dưới đây sẽ phân tích các thông tin rõ hơn và giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Bị tiêu xương hàm có niềng răng được không?

Sau khi tìm hiểu và phân tích những thông tin cần thiết xoay quanh tình trạng tiêu xương hàm, giờ là thời điểm giúp bạn đọc tìm lời giải đáp cho câu hỏi “bị tiêu xương hàm có niềng răng được không”.

Bị tiêu xương hàm có niềng răng được không?
Bị tiêu xương hàm có niềng răng được không?

Hiểu về bản chất, phương pháp niềng răng mục đích nhằm nắn chỉnh răng và khớp cắn bằng việc sử dụng hệ thống mắc cài và dây cung cùng các khí cụ chỉnh nha chuyên dụng hỗ trợ khác. Phương pháp này áp dụng điều trị với các trường hợp vấn đề về răng như răng hô, răng vẩu, răng khấp khểnh, răng móm, hàm lệch khớp cắn,… Kết quả điều trị chỉnh nha giúp hàm răng đều đặn, thẳng hàng trên cung hàm sau thời gian thực hiện niềng răng liên tục từ khoảng 6 – 24 tháng.

Để thực hiện nắn chỉnh răng và khớp cắn về đúng vị trí mong muốn, hệ thống mắc cài hoặc khay niềng phải tác động lên răng lực kéo liên tục. Điều này đòi hỏi một số yêu cầu nhất định đối với tình trạng răng miệng, đặc biệt là về chất lượng phần xương hàm và chân răng phải chắc chắn, có khả năng chịu lực tác động liên tục, kéo dài. Đây là những điều kiện tiên quyết để đảm bảo quá trình điều trị không xảy ra những phát sinh hay tác động xấu tới răng. Chính vì vậy, nhiều bệnh nhân mong muốn thực hiện chỉnh nha nhưng gặp phải nỗi lo lắng tiêu xương hàm.

Đề cập về vấn đề này, theo các chuyên nha nha khoa chuyên sâu về niềng răng, tình trạng tiêu xương hàm có niềng răng được không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tùy vào tình trạng, mức độ bệnh lý mà răng đang gặp phải, bác sĩ sẽ chẩn đoán, đánh giá và lên phương án khắc phục tình trạng bệnh lý nếu có để giúp bệnh nhân tiếp tục mong muốn điều trị chỉnh nha thẩm mỹ.

Khi gặp tình trạng tiêu xương hàm nhưng vẫn muốn thực hiện chỉnh nha thẩm mỹ, sẽ tốt hơn nếu bạn tới trực tiếp các trung tâm điều trị niềng răng chuyên sâu để được hỗ trợ tư vấn từ các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm điều trị. Dựa trên những chẩn đoán, đánh giá tình trạng răng, bác sĩ sẽ đưa những hướng dẫn và quyết định trường hợp tiêu xương hàm có niềng răng được không.

Niềng răng khi bị tiêu xương hàm được không phụ thuộc tình trạng xương
Niềng răng khi bị tiêu xương hàm được không phụ thuộc tình trạng xương

Thông thường, với các mức độ tình trạng tiêu xương nhẹ có thể điều trị và phục hồi thì bác sĩ vẫn có thể chỉ định thực hiện niềng răng bình thường. Trong trường hợp, tiêu xương hàm do bệnh chu nha và có tiền sử bệnh lý mãn tính về tim mạch, tiểu đường, rối loạn đông máu thì bác sĩ sẽ cân nhắc và khuyên không nên điều trị chỉnh nha để đảm bảo sức khỏe người bệnh.

Như vậy, giải đáp thắc mắc “bị tiêu xương hàm có niềng răng được không”, câu trả lời từ các chuyên gia là hoàn toàn có thể, nhưng sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý và mức độ tiêu biến của xương hàm. Để có thể thực hiện niềng răng, phần xương hàm cần có đủ diện tích và độ vững để răng có thể dịch chuyển thay thế. Chính vì vậy, nếu muốn thực hiện chỉnh nha thẩm mỹ, chuyên gia khuyên bạn nên điều trị tình trạng tiêu xương hàm trước để đạt kết quả tốt nhất.

Phương pháp xử lý tình trạng tiêu xương hàm hiệu quả

Kiểm soát tốt các biến chứng không mong muốn do tiêu xương hàm gây ra là điều vô cùng  cần thiết. Đối với các trường hợp mất một răng hay nhiều răng do tác động vật lý, bệnh lý răng miệng hay tuổi tác nên sớm thực hiện phục hình răng. Việc tìm kiếm phương án điều trị sớm sẽ giúp bạn hạn chế tối đa được các nguy cơ hình thành tình trạng tiêu xương hàm cũng như tiềm ẩn bệnh lý về răng miệng và sức khỏe.

Hiện nay, phương pháp điều trị tiêu xương hàm được sử dụng phổ biến nhất chính là cấy ghép trụ Implant. Tuy nhiên, trên thực tế, phương pháp này cũng không phải giải pháp mang tới hiệu quả tuyệt đối.

Cấy ghép Implant phục hình răng hỗ trợ thực hiện niềng răng
Cấy ghép Implant phục hình răng hỗ trợ thực hiện niềng răng

Một phần rất nhỏ trường hợp điều trị vẫn có thể phẫu thuật không thành công do phần thể tích xương hàm bị tiêu biến quá nhiều nên không đủ thể tích cũng như khả năng chống đỡ cho trụ Implant. Xương hàm không đủ dày và mật độ xương thấp khiến rất khó để trụ Implant có thể tích hợp chắc chắn được với xương hàm. Nếu trụ có thể tích hợp được thì hiệu quả cũng bị suy giảm và dễ bị gãy rụng lại.

Chính vì vậy, để đảm bảo việc thực hiện trồng răng giả bằng trụ Implant điều trị tiêu xương hàm an toàn, thuận lợi thì cần đảm bảo đủ diện tích phần xương hàm, mật độ cũng như độ dày xương phù hợp. Trong trường hợp diện tích phần xương hàm không đáp ứng đủ cho việc cấy ghép Implant và bác sĩ bắt buộc chỉ định thực hiện cấy ghép xương và nâng xoang:

  • Phẫu thuật ghép xương hàm: Phương pháp phẫu thuật ghép xương hàm để hồi phục phần xương hàm bị tiêu do mất răng gây ra, đảm bảo các yêu cầu cần thiết để thực hiện cấy ghép Implant. Kỹ thuật này có thể sử dụng xương từ mào chậu, khung xương hàm dưới (ghép xương tự thân) hoặc vật liệu nhân tạo an toàn được dùng trong điều trị nha khoa (ghép xương nhân tạo) để ghép vào vị trí xương hàm bị tiêu. Điều này giúp phần xương bị tiêu được nuôi dưỡng và phục hồi lại thể tích, độ dày cũng như mật độ xương như ban đầu để tiến hành cấy ghép trụ Implant.
  • Nâng xoang hàm: Khi bị tiêu, xương hàm sẽ thấp dần tạo thành hố lõm trong khoang miệng tại vị trí răng đã mất. Như vậy, cần thực hiện nâng xoang để tăng thể tích phần cũng như độ dày của phần xương hàm phục vụ quá trình cấy ghép trụ Implant.
Phục hồi tình trạng xương hàm bằng ghép xương hoặc nâng xoang hàm
Phục hồi tình trạng xương hàm bằng ghép xương hoặc nâng xoang hàm

Việc này giúp phần xương hàm đủ khoảng trống cũng như cung hàm sẽ được đảm bảo điều kiện an toàn và loại bỏ những biến chứng hay phát sinh trước khi bắt đầu quy trình cấy ghép răng giả bằng trụ Implant.

Vậy điều trị tiêu xương bằng cấy ghép Implant có niềng răng được không? Theo chia sẻ từ các chuyên gia nha khoa, việc điều trị dứt điểm hoàn toàn tình trạng tiêu xương hàm sẽ giúp bạn thoải mái hơn trong việc điều trị niềng răng. Khi này, bạn không phải lo lắng tới vấn đề tiêu xương hàm có niềng răng được không nữa.

Một số lưu ý liên quan về vấn đề tiêu xương hàm có niềng răng được không

Từ những thông tin được chia sẻ cũng như các phân tích về trạng tiêu xương hàm, chắc các bạn cũng đã có lời giải cho câu hỏi “bị tiêu xương hàm có niềng răng được không”. Tuy nhiên bên cạnh vấn đề đó, các bạn cũng cần quan tâm tới một số lưu ý khi quyết định thực hiện niềng răng khi bị tiêu xương hàm, cụ thể bao gồm:

  • Điều trị sớm nếu có các dấu hiệu tiêu xương răng:

Như đã phân tích về biểu hiện khi bạn có thể bị tiêu xương răng như cảm giác ê buốt, vùng xương răng bị lõm, thay đổi chiều cao, thể tích vùng xương hàm giảm,… hãy tìm tới các phòng khám nha khoa để được thăm khám kịp thời bởi các bác sĩ.

Giai đoạn đầu của tình trạng sẽ dễ dàng khắc phục và ít gây ra các biến chứng không mong muốn. Nếu để bệnh kéo dài không có phương án khắc phục, tình trạng sẽ trở nên nghiêm trọng và khi điều trị sẽ phải thực hiện phẫu thuật cấy ghép xương vô cùng tốn kém.

Thăm khám và điều trị sớm các dấu hiệu tiêu xương hàm
Thăm khám và điều trị sớm các dấu hiệu tiêu xương hàm
  • Lựa chọn đội ngũ bác sĩ điều trị tay nghề giỏi:

Điều trị các vấn đề liên quan tới răng miệng yêu cầu rất nhiều tay nghề, trình độ chuyên môn cũng như kỹ thuật. Chính vì vậy, hãy ưu tiên lựa chọn trung tâm nha khoa có đội ngũ bác sĩ tay nghề giỏi và cơ sở vật chất hiện đại để đảm bảo quá trình điều trị được thành công với kết quả tốt nhất.

  • Hình thành thói quen sinh hoạt và chăm sóc răng khoa học:

Chăm sóc và bảo vệ răng miệng theo chế độ khoa học có thể giúp bạn có một hàm răng chắc khỏe, hạn chế được nhiều nguy cơ gãy rụng răng do bệnh lý hay vi khuẩn gây ra. Không chỉ vậy, trong quá trình niềng răng khi bị tiêu xương hàm, thói quen chăm sóc và sinh hoạt răng miệng khoa học còn giúp bạn đạt được hiệu quả điều trị cao, có thể rút ngắn thời gian hồi phục các tổn thương răng và xương hàm.

Tạo thói quen chăm sóc và bảo vệ răng miệng khoa học
Tạo thói quen chăm sóc và bảo vệ răng miệng khoa học
  • Chủ động ngăn chặn các nguy cơ gây tiêu xương hàm:

Bạn hoàn toàn có thể chủ động ngăn ngừa các nguy cơ tiêu xương hàm bằng việc thường xuyên thăm khám nha sĩ mỗi 6 tháng/lần. Việc này giúp bạn theo dõi được sức khỏe, kiểm soát và xử lý nhanh chóng các vấn đề răng miệng nếu có.

Hy vọng với những phân tích và chia sẻ trong bài viết, bạn đọc đã giải đáp thắc mắc tiêu xương hàm có niềng răng được không cũng như hiểu thêm về tình trạng và cách khắc phục bệnh lý. Nếu bạn còn thắc mắc liên quan với vấn đề tiêu xương răng có niềng răng được không hoặc gặp vấn đề răng miệng, hãy liên hệ tới Trung Tâm ViDental Brace để được hỗ trợ từ đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực chỉnh nha thẩm mỹ.

BÀI VIẾT NỔI BẬT

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

5000+ Người đã thành công
hãy là người tiếp theo
Khách hàng trải nghiệm tại Viện niềng răng Vidental
Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Brace - Hà Nội: TT Tầng 3 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 963.000.804

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 963.000.804

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Brace - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 3 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Brace - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309