Niềng Răng Có Được Ăn Kẹo Cao Su Không? Giải Đáp Chi Tiết

Niềng răng có được ăn kẹo cao su không là thắc mắc của đông đảo khách hàng. Chuyên gia cho biết bạn không nên ăn kẹo cao su khi đang niềng răng, đặc biệt là niềng răng mắc cài. Trong trường hợp niềng răng trong suốt vẫn có thể ăn thực phẩm này [1]. Tuy nhiên cần chú ý chọn loại kẹo phù hợp và vệ sinh răng miệng thật sạch sau khi ăn [2].

Niềng răng có được ăn kẹo cao su không?

Niềng răng có được ăn kẹo cao su không là vấn đề nhiều người quan tâm. Các chuyên gia khuyên rằng tốt nhất bạn không nên ăn thực phẩm này trong quá trình chỉnh nha vì kẹo cao su có thể tăng áp lực lên mắc cài, từ đó cản trở quá trình dịch chuyển của răng.

Trên thực tế, vấn đề niềng răng có được ăn kẹo cao su không sẽ phụ thuộc vào phương pháp thực hiện:

  • Với niềng răng bằng mắc cài: Trong trường hợp này, việc nhai các loại kẹo dẻo như kẹo cao su có thể gây ra nhiều tác động xấu, cụ thể kẹo sẽ bám chặt vào dây cung, mắc cài, làm thay đổi lực siết và ảnh hưởng đến việc dịch chuyển của răng. Ngoài ra, thói quen này cũng khiến cơ hàm hoạt động nhiều, từ đó quá trình chỉnh nha bị chậm lại, nghiêm trọng hơn còn phải thay đổi hoàn toàn phác đồ xử lý. Thêm vào đó, khi kẹo cao su bám chặt vào mắc cài, bạn sẽ khó vệ sinh răng miệng, dễ mắc bệnh lý nha khoa.
  • Với niềng răng không mắc cài: Đặc điểm của phương pháp này là sử dụng khay niềng có thể tháo lắp linh hoạt trong khi ăn uống, vì thế bạn hoàn toàn có thể ăn kẹo cao su trong thời gian chỉnh nha. Tuy nhiên phải đảm bảo nhai kẹo với tần suất phù hợp để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình răng dịch chuyển.
Bạn vẫn có thể ăn kẹo cao su nếu niềng răng không mắc cài
Bạn vẫn có thể ăn kẹo cao su nếu niềng răng không mắc cài

Như đã phân tích ở trên, những người niềng răng trong suốt có thể ăn kẹo cao su. Đặc biệt một số nghiên cứu chỉ ra rằng nhai kẹo cao su trong quá trình niềng răng có thể mang đến nhiều lợi ích nếu tuân thủ những nguyên tắc cơ bản.

Cụ thể thói quen này giúp giảm cảm giác đau nhức, khó chịu do lực siết của khí cụ. Bên cạnh đó, khi nhai kẹo cao su, cơ hàm phải hoạt động, hỗ trợ kích thích máu lưu thông, cải thiện tình trạng sưng đau. Đặc biệt ăn kẹo cao su không đường cũng giúp làm sạch khoang miệng, ngăn ngừa hôi miệng, cho bạn hơi thở thơm mát trong quá trình chỉnh nha.

Xem ngay: Top 7 dụng cụ vệ sinh răng niềng hiệu quả ngay tại nhà

Cách xử lý khi kẹo cao su dính vào mắc cài

Trong trường hợp kẹo cao su bị dính vào mắc cài, bạn nên áp dụng cách xử lý sau:

  • Bước 1: Trước hết dùng bàn chải đánh răng thông thường hoặc bàn chải kẽ để loại bỏ bã kẹo cao su dính trên mắc cài, không nên dùng lực mạnh để tránh làm hỏng mắc cài.
  • Bước 2: Sử dụng máy tăm nước hoặc chỉ nha khoa nhằm loại bỏ bã kẹo ở sâu trong kẽ răng, bao gồm những vị trí bàn chải không chạm đến được.
  • Bước 3: Bạn súc miệng lại với nước muối chuyên dụng để làm sạch miệng hoàn toàn.

Trong trường hợp đã thực hiện đúng theo các bước nêu trên nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn kẹo cao su trong miệng, nên đến gặp bác sĩ nha khoa để được hỗ trợ.

Nếu kẹo cao su dính vào mắc cài cần xử lý ngay
Nếu kẹo cao su dính vào mắc cài cần xử lý ngay

Tìm hiểu thêm: Niềng Răng Nên Ăn Gì Để Đạt Hiệu Quả Tốt Nhất

Lưu ý cho người niềng răng khi ăn kẹo cao su

Nếu muốn ăn kẹo cao su khi niềng răng không mắc cài, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Lựa chọn kẹo cao su không đường hoặc chứa lượng Xylitol phù hợp để tránh làm tổn hại men răng, đồng thời ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn gây hại.
  • Tuyệt đối không ăn loại kẹo cao su cứng, ưu tiên kẹo mềm để mang đến lợi ích tốt nhất.
  • Không được nhai kẹo khi đang đeo khay niềng, điều này sẽ khiến khí cụ dễ bị hư hỏng và ảnh hưởng đến việc niềng răng.
  • Khi ăn kẹo cao su cần dùng lực nhai nhẹ nhàng để ổn định răng trong giai đoạn chỉnh nha.
  • Có thói quen đánh răng ngay sau khi ăn kẹo, sử dụng kem đánh răng chứa Fluor, bàn chải lông mềm, chỉ nha khoa, máy tăm nước và nước súc miệng để làm sạch hoàn toàn vi khuẩn, mảng bám bên trong.

Trên đây là lời giải đáp chi tiết cho vấn đề niềng răng có được ăn kẹo cao su không. Mặc dù bác sĩ khuyên người niềng răng không nên ăn thực phẩm này, tuy nhiên trong một số trường hợp bạn vẫn có thể ăn được, chỉ cần tuân thủ đúng chỉ định để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình chỉnh nha.

BÀI VIẾT NỔI BẬT

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

5000+ Người đã thành công
hãy là người tiếp theo
Khách hàng trải nghiệm tại Viện niềng răng Vidental
Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Brace - Hà Nội: TT Tầng 3 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 963.000.804

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 963.000.804

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Brace - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 3 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Brace - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309